Bài giảng: Phân Biệt Văn Bản Theo Phong Cách Chức Năng Ngôn Ngữ

Bài giảng: Phân Biệt Văn Bản Theo Phong Cách Chức Năng Ngôn Ngữ.

I. Tiêu chí để phân loại văn bản

1. Theo phong cách chức năng ngôn ngữ;

2. Theo phương thức biểu đạt;

3. Theo cấu trúc ngữ pháp;

4. Theo mức độ phức tạp về nội dung và hình thức của văn bản.

II. Phong cách chức năng ngôn ngữ

 Là những công cụ quan trọng để giao tiếp trong quá trình giao tiếp tuỳ mục đích sử dụng, hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp mà ta đã sử dụng ngôn ngữ nhiều cách khác nhau. Đó là phong cách chức năng ngôn ngữ. III. Phân loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ

 1. Phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt (Văn bản sinh hoạt)

a. Mục đích: giao tiếp hằng ngày, trao đổi thông tin trong đời sống sinh hoạt thường nhật.

b. Đặc điểm: – ngắn gọn, rõ ràng, tính cá thể cao, phụ thuộc cảm xúc. – tồn tại ở dạng nói và viết, mang tính khẩu ngữ.

2. Phong cách chức năng ngôn ngữ nghệ thuật (Văn bản nghệ thuật)

a. Mục đích: – Sáng tác, thơ, kệ, kịch, trường ca (dài không có kết thúc), văn xuôi…

b. Đặc điểm: – ngôn ngữ trau chuốt, hàm súc, hình tượng, các biện pháp tu từ, ẩn dụ, so sánh, tính quy phạm (Quốc âm thi tập: là thể thơ phá vỡ tính quy phạm). – Tính cá thể cao, (Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ có văn phong ngôn ngữ ngông).

3. Phong cách chức năng ngôn ngữ báo chí (văn bản báo chí)

a. Mục đích: cung cấp thông tin, trao đổi về một sự kiện vấn đề nào đó trong xã hội có tính thời sự.

b. Đặc điểm: Tồn tại dưới dạng báo: viết, nói, điện tử, phóng sự, phỏng vấn. – Thời gian, không gian, sự kiện, con người. – Tính chính xác cao, ngắn gọn rõ ràng, tính thực tiễn.

(Bài tập : viết một văn bản báo chí ngắn (10 dòng) nội dung tại trụ xứ ( tin 10 ngày trở lại).

4. Phong cách văn bản theo chức năng ngôn ngữ chính luận ( văn bản về chính trị, luật)

a. Mục đích: thông báo ban hành, phổ biến, văn bản mang tính chính trị, xã hội có tính chuẩn mực, quy phạm. Tồn tại dưới dạng luật, bộ luật, nghị định, thông tư, thông cáo.

b. Đặc điểm: – có những thuật ngữ nội dung mang tính chính trị, xã hội. – tính chính xác, rõ ràng, hệ thống chuẩn mực.

5. Phong cách văn bản theo chức năng ngôn ngữ khoa học.

a. Mục đích: – Nghiên cứu về một lĩnh vực, chuyên ngành riêng.

b. Đặc điểm: – Có các thuật ngữ khoa học riêng của từng lĩnh vực, (ví dụ: chúa, thiên đường; Phật, Niết Bàn….giác ngộ, giải thoát). – tính hệ thống, logic, liên kết, ứng dụng, tính thuyết phục.

6. Phong cách văn bản theo chức năng ngôn ngữ hành chính.

a. Mục đích: – Dùng để trao đổi văn bản giấy tờ có tính hành chính về những sự việc liên quan đến đời sống xã hội. – Dưới dạng đơn từ, báo cáo, xin phép, biên bản, tờ khai.

b. Đặc điểm: – có các kiểu mẫu sẵn, quy định, quy phạm, chính xác, rõ ràng, đúng trọng tâm.

Ví dụ gợi ý viết một văn bản hành chính như: quốc hiệu “cộng hoà…; Tên văn bản, kính gửi: cấp cao nhất, đồng kính gửi..; Tên tôi là:…, ngày tháng năm, scm thư nd; Địa chỉ; nguyên quán, trú; Tôi xin trình bày với quý ban 1 việc như sau: thời gian, ko gian, sự kiện, đó là mục đích tại sao tôi phải viết đơn này là gì (khoảng 2-3 câu). Vậy tôi cam kết (đề nghị) với quý ban văn bản đó. Tôi xin chân thành cảm ơn quý ban. Ngày…2018; Người viết đơn: đã ký” .

Ghi chú: Giảng viên: ThS. Nguyễn Thu Hà, pháp danh: Huệ An (ĐT: 0913.049.399); Người ghi và đăng tin: Văn Thành

Bài viết khác