Bố học con

(Chuyện đời chuyện đạo)
*
Một thời, một nhà nọ có đôi vợ chồng có một con trai tên Thiện Tâm, bản tính kiếp trước đã tu hành, kiếp này tái sinh làm người mến đạo. Mỗi lần Thiện Tâm vào tới cổng chùa đều đọc thầm trong miệng câu: Nam mô A Di đà Phật, em đi dần vào trong bỗng gặp thầy trụ trì chùa, em tươi cười song nhất tâm chắp tay khởi câu chào: Nam mô A Di đà Phật. Con chào thầy ạ. Thày chùa nhìn thấy em Thiện Tâm cảm thấy như đã gieo duyên từ kiếp trước năng làm thiện. Nên được Thầy chùa rất quí.
Một ngày sau, Thiện Tâm nói với bố, bố ơi lên chùa lễ Phật đi. Bố bảo: Tao không đi, mày cứ vớ vẩn. Phật pháp gì, mê tín. Nhưng trong lúc đó ông bố cũng tò mò ngẫm nghĩ bao năm nay mình mang danh bố mà mọi người quanh nhà không ai tôn trọng mình, ngược lại họ quí con mình hơn quí mình. Thì thử bỏ thời gian cùng con lên chùa làng xem sao. Hai bố con đi theo một con đường nhựa hai hàng cây lá vàng rụng rơi, chân cùng chân giẫm lên lá khô kêu loạt soạt. Vào tới cổng chùa con niệm câu: nam mô A di đà Phật. Ông bố ngu ngơ. Vào tới khu nhà khách bỗng trông thấy bóng dáng thày cao mảnh khảnh, da trắng, hơi gầy thong thả bước ra, thày nghe Thấy con nhỏ chào bằng câu như hôm trước: Nam mô a di đà Phật, con chào Thầy ạ. Ông bố như lần đầu tiên tiếp cận với Thầy chùa nên bỡ ngỡ, mặt đỏ tía tai, cảm giác ngại ngùng tăng lên. Ông thầy thấy vậy, liền chắp tay vui vẻ đáp: A di đà Phật, xin mời hai bố con bác vào nhà khách uống nước. Thế là cuộc đàm đạo vui vẻ mở ra.
Cả ba người ngồi vào ghế đợi nước ngọc chín rót ra uống. Thày và hai bố con Thiện Tâm uống nước theo mỗi cách thức riêng của mỗi người. Thầy thì tâm niệm trước khi uống nước khởi lên tâm mong nước hoá thành nước dược chuyển hoá thân tâm của chúng sinh hết khổ được vui. Hai bố con được mời nước thì vâng, rồi uống bình thường.
Khi đó, Thiện Tâm mới chắp tay thong thả bạch (thưa) Thầy: Tại sao thầy hay dùng câu nam mô A di đà Phật để đáp lại lời mọi người ạ?
Thày chùa nói: con à, căn cứ theo Kinh dược Sư, Đức Phật nói với đệ tử A Nan rằng “Được làm thân người đã là khó lắm, được biết kính tin tôn trọng Tam bảo (Phật -Pháp – tăng bảo) cũng là khó lắm, được nghe danh hiệu Dược sư lưu ly Quang vương Như Lai thời lại khó hơn…”. Con thấy không? Có người vừa sinh ra đã mất, có người sinh ra trưởng thành chết ở đường do tai nạn, chết ở sông, họ chưa đáng chết mà phải chết uổng, có người được làm thân người mang bệnh cả đời hay nan y khó chữa, cái bệnh si (ngu , không hiểu) nên kẹt chấp , sống vất vưởng, không nhận chân được cuộc sống. Nhờ Phật thuyết giảng (pháp), lời hay giúp ta tu tập an lạc thời nay. Người thanh tịnh, hoà hợp quí giá như của báu gọi là Tăng bảo (sư). Nhìn từ vô lượng kiếp, mười phương đều có các Phật, các Phật xưa đều là người bình thường nhưng được tu học, tin tiến, chăm chỉ học hành, Hiếu kính cha mẹ, tôn trọng Tam bảo, nói rộng ra là tôn trọng nơi tâm linh, Chùa, Đình, đền, ban thờ, tâm lòng trong sáng bản thân của chính mình. Bạch Thầy xưng con. Thầy ở đây là chỉ cho Đức Phật ở 10 phương, Phật Thích Ca, Phật trong tâm của mỗi người, trong Thầy, trong bố con và trong tâm con. Niệm câu niệm Phật thì hướng tâm thiện lành trong mình khởi lên, tham, sân, si bị xẹp xuống, biến mất. Định hướng tâm ta được hướng tới mục đích cao thượng, một con người thông tuệ, tình yêu thương bao la.
Nếu ở trên đời, ai cũng kính Tam bảo, yêu cha mẹ, khiêm tốn đồng nghĩa không ngã mạn, làm nhiều việc lành, không cờ bạc, không nghiện thuốc phiện, thì cuộc sống sẽ được an vui, sung sướng.
Còn xưng mình là con. Con ở đây là chỉ sự khiêm tốn, mình còn chưa giác ngộ, chưa hiểu biết Phật pháp, kiến thức còn nông cạn, đạo đức chưa đầy đủ, nên xưng con bạch Thầy là để hướng tâm mình sống tu học được như Đại lương y dược sư Phật vậy. Con hiểu không?
Qua phần giải thích sơ bộ như thế, cuộc đối thoại càng thêm thú vị, nhiều điều không hiểu của hai bố con Thiện Tâm được chỉ rõ. Từ đó bố con Thiện Tâm càng tin sâu vào lời Phật dạy. Ông bố khi ra về nói với con trai: từ giờ trở đi bố phát nguyện bạch Thầy xưng con với tất cả các Thầy, để cái tôi ngã mạn của bố về “không”, bố con mình sẽ càng yêu thương nhau hơn, trọng Phật mới được làm Phật, trọng thầy mới được làm thầy, nhân nào quả ấy. Thiện Tâm mỉm cười, hai núm 
đồng tiền tròn xoe trên má hiện lên biểu hiện óng ánh của Di Lặc, vâng ạ, bố là Phật Thích Ca tái thế của đời con. Phật pháp bén duyên lan dần, nước cam lồ góp phần hoá giải covid thời nay./.
12.3.2020; Tác giả bí danh: QH; Đăng: Phúc Trí
(Ghi chú: Thiện Tâm còn có bí danh là Cửu Anh)

 

Bài viết khác