Hà Nội: Hội thảo khoa học “Tổ Nguyên Biểu (1836 – 1906), thân thế và sự nghiệp”

Vào lúc 7h30 sáng ngày 11 tháng 12 năm 2016 (tức ngày 13/11/ Bính Thân), tại Tổ Đình Bồ Đề quận Long Biên, Hà Nội, Viện nghiên cứu Tôn Giáo -Viện hàn lâm khoa học Xã hội Việt Nam, Ban hoằng pháp TW – Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tổ Đình Bồ Đề phối hợp đồng long trọng tổ chức Hội thảo khoa học “Tổ Nguyên Biểu (1836 – 1906), thân thế và sự nghiệp

Đến dự Hội thảo khoa học, phía GHPGVN có: HT.TS. Thích Thiện Nhơn chủ tịch HĐTS GHPGVN, HT.TS.Thích Thanh Nhiễu phó chủ tịch thường trực HĐTS GHPGVN, HT Thích Bảo Nghiêm phó chủ tịch Hội đồng trị sự GHPGVN,..Phía nhà nước, viện, các nhà khoa học có: TS. Nguyễn Quốc Tuấn viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo, PGS. TS. Chu Văn Tuấn viện nghiên cứu Tôn giáo, cùng các chư tôn đức, tăng ni, Phật tử của GHPGVN, nhiều nhà khoa học, học giả trong cả nước quan tâm về  tham dự hội thảo.

img_8978

Toàn cảnh hội thảo khoa học

 Qua hội thảo khoa học với nội dung: “Tổ Nguyên Biểu (1836 – 1906) thân thế và sự nghiệp”. Tổng số có 18 bài báo cáo tham luận về Tổ Nguyên Biểu. Qua hội thảo này, đã cho chúng ta thấy được khái quát chung Tổ sư Nguyên Biểu (1836 – 1906) họ Phạm, húy Đình Vợi, pháp húy Tự Nguyên Biểu, hiệu Thích Nhất Thiết, quê ở tổng Thạch giản, huyện Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa. Cha là Phạm Đình Sô tự Phúc Đức, mẹ là Mai Thị Đàm. Tổ Nguyên Biểu từ nhỏ đã mến mộ đạo Phật, năm (1854) Tổ 19 tuổi xin tu ở chùa Phù Lãng, sau được tôn sư cho sang học và thụ giới cụ túc tại chùa Vĩnh Nghiêm (1855). Chùa Vĩnh Nghiêm là chốn tổ Phật giáo Trúc Lâm. Ngài là pháp tôn của Tổ Thông Duệ và là pháp tử của sư Tổ Tâm Viên, khi ngài tu tập cơ duyên đã tới, ngài du hóa nhiều nơi hóa độ chúng sinh. Năm 1874 (38 tuổi), Tổ tới khu vực Bồ Đề bên bờ sông Hồng (nay thuộc quận Long Biên Hà Nội), Tổ đã khai sơn phá thạch xây chùa đặt tên “ Thiên sơn cổ tích tự”, từ đó ngài thiết lập đạo tràng “ Hội liên xã niệm Phật” chuyên tu tịnh độ niệm Phật cầu nguyện vãng sinh tịnh độ. Có thể nói ngày giáo hóa độ sinh tứ chúng rất đông. Ngoài ra ngài còn cho khắc ván in kinh, luật để hoằng truyền đạo pháp góp phần trấn hưng đạo pháp củng cố ổn định xã hội thời bấy giờ. Vào tháng 10 năm 1906 (Bính Ngọ) Ngài không bệnh an nhiên viên tịch thọ 71 tuổi đời, 51 tuổi đạo.

Trải qua hơn 4 giờ đồng hồ, các nhà khoa học đã làm việc nghiêm túc đã chứng minh rõ, khẳng định Tổ Nguyên Biểu là một danh tăng sáng ngời của cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 của Phật giáo Việt Nam. Tổ chính là “sứ giả của Như Lai”, như một ngôi sao sáng nhất trong các ngôi sao sáng trên bầu trời đầy sao, với nhiệm vụ “tác Như Lai sứ hành như Lai sự”, ngài có thể trợ duyên cho tứ chúng đồng tu theo pháp môn tịnh độ nguyện cầu vãng sinh an lạc (hạnh phúc) thật dễ dàng. Vì  với “một câu niệm Phật, lạy Phật tội có thể diệt phúc có thể sinh”.  Hy vọng trong tương lai có nhiều cuộc hội thảo, nghiên cứu về Tổ để làm sáng thêm, vì tên của Tổ là Nguyên Biểu, hiệu Nhất Thiết liên quan tới tích môn và bản môn, liên quan tới pháp duyên sinh, vô ngã, “nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất”  của nhà Phật, góp phần tu học pháp môn Tịnh độ theo phương thức của Phật của Tổ, ngõ hầu góp phần xây dựng đạo pháp và dân tộc trường tồn phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng, ổn định hòa bình đất nước và thế giới. Sau cuộc hội thảo khoa học tổ đình Bồ Đề có nghi thức cúng dường trai Tăng.

Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận được trong hội thảo khoa học:

img_8978

img_8977

img_8994

img_8997

img_8998

img_8999

img_8974

 

Phúc Trí

Bài viết khác