Nhật ký sau khóa học Phật pháp của Đào Quang Tiến – Tuệ Đạt

Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2006

Nhật ký khóa tu đặc biệt từ ngày 22/9/2006  đến 28/9/2006 (tức là từ 1/8 đến 7/8 năm Bính Tuất) tại chùa Ngọc Quyết do nhà Sư Thích Giác Nhiệm phụ trách và Ni sư Lệ Khánh phụ giảng

 

 

Gặp gỡ “ngẫu nhiên”

Tuệ Đạt Đào Quang Tiến

Điện thoại: 04.38437797

DĐ: 01263405000

Tôi chú tâm tìm hiểu Phật giáo gần ba chục năm nay. Trong suốt quá trình này, tôi đã được đọc nhiều cuốn sách, gặp nhiều tăng ni cùng cư sĩ nổi tiếng nhưng chưa một lần nào thỏa mãn những yêu cầu của mình (kể cả những lần gặp các nhà sư nổi tiếng từng có đệ tử khắp nơi trên thế giới)

May thay, lần này người thầy dạy cho chúng tôi là một nhà Sư đã chứng được pháp tu đặc biệt do ngài dày công nghiên cứu và đã thể nghiệm thành công là phương pháp tự mở các luân xa, đặc biệt là luân xa một (tức Hỏa xà Kundalini).

Hỏa xà là khối lửa thiêng nằm ngủ yên dưới đốt xương cùng của cột sống có tiềm năng vô biên như bỗng dưng đi được qua tường, nhắm mắt mà vẫn thấy mọi vật như xem ti vi, cơ thể như bị nhấc bổng lên, biết được nhiều việc quá khứ vị lai không do suy luận (Tóm lại là kiến thức uyên bác của các bậc minh triết, giác ngộ).

Chức năng của Hỏa xà là khai thông mọi bế tắc do khí độc trong cơ thể gây ra và mang đến cho hành giả tinh thần sáng suốt cùng sức khỏe tối ưu.

Điều này tôi đã được chứng kiến ở mấy vị tu trước tôi 4 ngày (từ 26/7 đến 29/7 Bính Tuất). Đó là chị Đoàn Thanh Hương – chuyên viên năng lượng sinh học thuộc Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người.

Sáng sớm hôm chia tay đoàn, trước khi lên xe về Hà Nội chị lên thắp hương ban thờ Phật và bỗng nhiên nhập định (trạng thái siêu việt của tâm thức). Khoảng gần một giờ đồng hồ chị đứng bất động trước tượng Phật – trạng thái thông thiên địa này đã cho chị nhiều thông tin mang tính dự báo mà chỉ có thể có ở người tu tập đạt độ chứng đắc.

Người thứ hai trong năm người khóa tu IA được mở Hỏa xà là chị Phùng Thị Lượng ở Viện nghiên cứu Mỏ và Luyện kim. Chị tốt nghiệp đại học Mỏ – Địa chất và đã từng nghiên cứu khoa học ở một số nước Châu Âu. Là người thông minh, ham học, rất có duyên với Phật pháp nên kiến thức đa dạng của chị rất hiếm người đạt được. Kiến thức này được nhân đôi lên bội phần sau khi Hỏa xà Kundalini được khai mở.

Gặp chị lần đầu  tại chùa Ngọc Quyết ngày hôm qua (25/9/2006) nghĩa là sau khi chị tu học đúng một tuần, tôi nói: Năm vị học khóa đầu của thầy Nhiệm đều thành tựu, đặc biệt là Hương và chị. Nhưng Hương đã về Hà Nội, tôi nhờ chị giúp cho mấy phút về các việc mà chị nhận biết về tôi và gia đình tôi qua cảm giác trực quan, qua khả năng được khai mở, qua quá trình mấy chục năm miệt mài kinh sách tu Phật.

– Anh khen quá đấy! Em không có gì đặc biệt lắm, chỉ mới bắt đầu thôi nhưng cũng có thể giúp anh vài việc. Nào, bây giờ anh nghe nhé!

Hơi ngạc nhiên nên tôi đã cướp lời chị:

– Nhưng tôi đã cung cấp cho chị dữ kiện nào đâu mà nói?

– Anh muốn nói đến tên, tuổi, địa chỉ chứ gì? Em đâu có cần. Và chị nói tiếp bằng một câu hỏi:

Nhà anh hướng Đông hay Đông Nam?

– Đông Nam.

– Đúng rồi, anh phải ở hướng Tây hoặc Tây Bắc. Hướng Đông lợi cho chị ấy chứ không lợi cho anh. Vợ anh là người thông minh, quyết đoán, đảm đang nhưng bảo thủ nên thường nghĩ là mình luôn đúng.

Tôi thầm nghĩ, đúng quá! Mình đi ra ngoài được yêu mến, trọng vọng bao nhiêu thì về nhà bị thất thế bấy nhiêu, và khẳng định:

– Chị nói đúng đấy, rồi sao nữa?

– Anh là người rất có công, đặc biệt là việc nuôi dạy và hướng nghiệp cho các cháu.

– Điều ấy hoàn toàn đúng, hai cháu tôi đỗ đầu đại học (thi vào và thi tốt nghiệp), cháu thứ hai đi du học năm 13 tuổi, cả hai vợ chồng cháu tốt nghiệp nghiên cứu sinh với điểm cao tuyệt đối, nên đều thuộc diện xuất sắc trong chuyên môn được đồng sự mến yêu tin cậy. Nhưng tôi vẫn cảm thấy chưa vui vì các con tôi đã vội bằng lòng với đời sống cao và tiện nghi sang trọng, với sự kiếm tiền không mấy khó khăn… mà không hề cảm thấy mình quá kém khi chưa được hưởng niềm vui lớn thiền định, quá kém vì chưa hiểu được điều cần hiểu nhất là phải biết sống vì người. Quá kém khi chưa hiểu được rằng hạnh phúc là chia sẻ, xả bỏ chứ không phải hạnh phúc là đấu tranh (càng không thể đấu tranh với thiên nhiên – luật Trời) làm cách nào để các con tôi đủ trình độ để tâm đắc với lời dạy của Thánh nhân: “Kẻ nào tự ràng buộc mình vào những lạc thú, sẽ làm hỏng đôi cánh cuộc đời; kẻ nào chỉ hôn hạnh phúc khi nó lướt qua sẽ sống trong ánh mặt trời bất tận”. Phải đủ trình độ để hiểu rằng quyền và tiền không tạo ra hạnh phúc, mà nhiều khi chính nó là thủ phạm gây ra tai họa nếu không đủ phước đức nhân duyên. Làm thế nào để các con tôi không đắm nhiễm lạc thú trần gian vì hiểu được rằng cuộc đời là mong manh giả tạm. Làm thế nào các con tôi mở lòng yêu thương và cảm thấy vui khi cảm thông giúp đỡ mọi người – kể cả người chưa từng quen biết – làm thế nào để các con tôi trả lời trôi chảy những câu hỏi đại khái như: “Ta từ đâu tới. Ta sinh ra để làm gì. Rồi ta sẽ về đâu sau khi chết”. Hoặc vì sao đã đạt đến đột đỉnh của giàu sang, quyền lực, mà Thái tử Tất Đạt Đa, mà Vua phật Trần Nhân Tông lại bỏ ngôi vàng chọn đường tu khổ hạnh?

Vì sao Đức Phật lại dạy: Muốn có hạnh phúc phải sẻ chia xả bỏ (bỏ hết thì được tất, vơ vào thì mất hết) còn chúa Kito khuyên: “Hãy về bán hết những thứ anh có để phân phát cho người nghèo”.

Chị thấy đấy, phải là con người có đủ phước đức nhân duyên và có sự hiểu biết đạt đến trí huệ mới hiểu nổi tư tưởng của vĩ nhân chị ạ.

– Đúng vậy, nhưng em đang định nói rằng những gì anh gặt hái được qua quá trình nuôi dạy các cháu so với công lao của anh chẳng thấm vào đâu. Tất cả các con đều khác anh. Đặc biệt là niềm tin tôn giáo. Chúng nó chưa đủ trình độ để hiểu được rằng muốn thoát khỏi khổ đau trần thế (sinh, già, bệnh, chết) muốn có hạnh phúc thật sự (hiện đời và trong tương lai) không thể không sống theo giáo pháp của Đức Phật: “không tham, không tranh, không cầu, không ích kỷ, không tư lợi, không nói dối và quên mình vì tất cả chúng sinh”.

– Vâng, những điều chị nói là chân lý của mọi thời đại. Như một thiền sư đã dạy là khi nào không còn sợ mất, không tìm cách tóm thu, thì khi đó ta thấy được bình yên; Không lo ôm giữ, khỏi vướng lụy phiền, phải không chị?

Bây giờ tôi cung cấp cho chị về tên tuổi của các cháu nhé?

– Anh không nói thì em cũng đã biết những vấn đề cơ bản.

– Vấn đề cơ bản là tuổi của cháu Ất Tỵ – 1965 – hoàn toàn xung khắc với Ất Hợi của tôi phải không chị?

– Đúng thế. Nhưng anh có biết vì sao không?

– Các con tôi đều chung cha mẹ, cùng chung cách nuôi dạy, cùng chung một hoàn cảnh mà tính tình chúng đâu có giống nhau. Như vậy là vấn đề không ở chuyện huyết thống, không ở khâu nuôi dạy mà là chuyện tứ trụ (tức là ngày, giờ, tháng năm sinh).

– Vâng đúng vậy. Nhưng vấn đề còn sâu xa hơn – chị nói.

– Tôi có nghĩ đến chuyện đó khi tôi nhớ tới một câu nói của Khổng Tử: “Phi tiền duyên bất thành phu thê; phi ân oán bất thành phụ tử” (không có duyên từ kiếp trước với nhau thì không thành vợ chồng; Phải có ân oán với nhau mới là cha con).

Con mình đẻ ra một là duyên, hai là nợ. Đứa con ngoan học giỏi, có hiếu là duyên ( tức là mình có duyên với nó từ kiếp trước). Ngược lại đứa con hư hỏng, ngỗ ngược, bất hiếu là nó vào cửa nhà mình là để đòi nợ. Phải chấp nhận trả nợ hơn là trách cứ chúng.

Cần nhớ lời Phật dạy: Mình không có quyền sở hữu bất cứ vật gì, bất cứ điều gì, kể cả thân thể mình (vì tất cả đều là vô thường, nay còn mai mất, phút trước còn phút sau biến đổi) chứ đừng nói đến con cái. Mình không được nghĩ rằng mình làm chủ nó, nó thuộc sở hữu của mình, phụ thuộc vào mình. Hoàn toàn ngược lại, nó có đời sống riêng, có tư duy độc lập, nó không phụ thuộc thậm chí không dính dáng đến mình, nếu là con hư. Vợ chồng, con cái là nợ đồng lần là duyên giả tạm, dính mắc vào sẽ không thoát khổ.

Trong trường hợp này, người ngu sầu não, người trí liên hệ ngay đến lời dạy của Phật là vui vẻ trả nghiệp và biết ơn bề trên vì mình có cơ hội tốt để trả.  Là Phật tử, vấn đề cốt lõi cần hiểu là phải biết sống một mình (như Phật dạy trong Kinh), không cầu mong, đòi hỏi người mình đã thi ân. Tất cả mọi vấn đề về thân, khẩu, ý vận hành theo nghiệp chứ không theo suy nghĩ mong ước chủ quan. Chính xác là như vậy.

Thưa quí đạo hữu! Trở lên tôi đã kể khái lược về đợt tu thiền, về quan điểm sống theo Đạo, về một vài chứng nghiệm bước đầu của hành giả xuất sắc.

Tôi thấy, đây là pháp tu rất dễ thực hiện, lại trang bị đơn giản, không tốn nhiều thời gian mà hiệu quả chắc chắn (nhiều là khỏi hết bệnh, ít là cũng đẩy được các chất độc hại tích tụ lâu ngày từ trong cơ thể theo mồ hôi ra ngoài).

Để có được khóa tu rất đỗi hữu ích và thú vị này, không thể không nhớ đến công ơn thầy Giác Nhiệm, ni sư Lệ Khánh, ni sư Thích Đàm Dược – trụ trì chùa Ngọc Quyết cùng các chị Đoàn Thanh Hương, Phùng Thị Lượng và các cán bộ nhân dân địa phương đã hết lòng trợ giúp chúng tôi.

Nam mô A di đà Phật !

BỐN CÂY ĐÈN CAO ÁP VÀ MƯỜI NGỌN NẾN KỲ LẠ

Ở khuôn viên chùa Ngòi (xã Quảng Phú huyện Lương Tài – Bắc Ninh) có ngôi tháp chín tầng thờ các vị cao tăng đã quá cố. Bốn góc tháp là bốn cây đèn đều được các vị chư thiên bật sáng cả khi mất điện lưới toàn khu vực. Có người hỏi: “Liệu có đúng vậy không hay là chuyện hư cấu”

– Bạn biết đấy, thỉnh thoảng ban đêm nghe tiếng chuông mõ và chư thiên, hộ pháp tụng kinh niệm Phật ở Tam Đảo chùa Ngòi là chuyện có thật thì chuyện “đèn tự sáng” đâu có gì lạ.

Sự kiện hy hữu ngàn năm có một này xảy ra trong buổi đại lễ khánh thành bốn pho tượng Phật Di Lạc tại Chùa. Tất cả các tăng ni phật tử cùng nhân dân địa phương đều tận mắt chứng kiến.

Trong mật thất chùa Ngòi và chùa Ngọc Quyết mỗi chùa có 10 ngọn nến điện. Theo cách hiểu thông thường khi cắm điện thì nến sáng, rút phích cắm ra thì nến đồng loạt tắt.

Nhưng sự đặc biệt kỳ lạ ở đây là tùy theo duyên nghiệp của Phật tử khi vào mật thất  tiến hành khóa lễ mà nến sáng nhiều hay ít. Cụ thể là nếu người đứng lễ có vấn đề về tư cách về nghiệp thì nến “tự nhiên” tắt một hay nhiều ngọn. Ngược lại nến sáng khi người đứng lễ có tâm hồn trong sáng, đạo đức thanh cao. Nên cũng có thể gọi 10 ngọn nến thần kỳ này “tâm nến” – nến soi tâm người.

Gần đây sau chuyến đi Mỹ và một số nước nhà chùa được tặng khá nhiều xã lợi 1  Phật, Bồ Tát. Trong số Xá Lợi thở ở mật thất, có một viên phát sáng năm mầu (luân phiên thay đổi) sự linh thiêng kỳ lạ này không chỉ là chuyện phát sáng mà còn là nội dung chuyện kể của tu sỹ Hoàng Kim Chi – thị giả của thầy Đàm Dược:

– Thầy cho tôi một viên mang về thờ tại nhà một thời gian thì thật bất ngờ: Xá lợi đẻ thêm một viên nữa. Mừng quá tôi để lên bàn tay khoe với bạn bè thì lạ thay xá lợi bé dần rồi biến mất…

Là người tu nên tôi hiểu các ngài phạt vì tội khoe khoang không khiêm tốn. Nghĩ rồi, tôi chắp tay sám hối cầu nguyện. Và đúng như giáo lý nhà Phật đã dạy “Tâm xuất Phật biết” viên xã lợi hiện lại nguyên vẹn như từ đầu mang ra.

Người viết mẩu chuyện này đoán chắc rằng sẽ có người hỏi:

– Chúng tôi đã đến nhiều chùa hành lễ, nhưng chưa hề gặp, chưa hề nghe nói đến hiện tượng kỳ lạ trên. Điều này có thể giải thích được chăng?

Xin thưa, nhà Sư trụ trì ở hai ngôi chùa thiêng này là thầy Thích Đàm Dược, một tu sỹ tài đức vẹn toàn, người toàn tâm toàn ý cứu độ chúng sinh, người có cơ duyên đặc biệt, đạo lực thâm hậu nên được Chư Phật hộ trì, Hộ Pháp, Chư Thiên hoan hỷ.

 

 

 

1Xá lợi là ngọc Phật một thứ ngọc tối linh và kỳ lạ: đốt không cháy, nung không chảy, có thể đẻ ra và cũng có thể biến mất (phụ thuộc vào tính cách của người chủ sở hữu) và đặc biệt  là mang lại phước lộc và đẩy tà ma tránh xa nơi thờ tự của gia chủ. Xá lợi là phần còn lại sau khi hỏa thiêu thi thể các vị cao tăng – Tu sĩ, Phật giáo đạt trình độ rất cao về từ bi và trí huệ. Nó nằm trong cơ thể nhưng khi chiếu X quang  hoặc siêu âm lại không thể phát hiện. Xá lợi cũng có thể là một bộ phận trong cơ thể các vị cao tăng. Như xá lợi tóc, xá lợi răng của đức Phật, xá lợi tim của hòa thượng Thích Quảng Đức; trái tim của nữ pháp sư Viên Chiếu 93 tuổi trụ trì chùa Pháp Hoa tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc. Trong buổi thuyết pháp cuối đời ngài nói với chúng đệ tử: “Ta sẽ để lại trái tim cho chúng sinh”. Sau đó ngài ngồi kiết già viên tịch. Sau khi hỏa thiêu cơ thể thành tro than mà quả tim vẫn nguyên dạng. Hay như cái lưỡi của Cưu Ma La Thập. Trước khi viên tịch ngài nói: “Ta vì sự thúc ép của hoàng đế nên phải phá giới lấy vợ. Nhưng những điều ta nói trong Kinh Pháp Hoa là hoàn toàn đúng như lời Phật dạy. Nếu đúng như vậy thì sau khi ta viên tịch cái lưỡi không thể đốt cháy. Thực tế là sau khi hỏa thiêu cái lưỡi của ngài biến thành xá lợi còn lưu giữ đến tận ngày nay.

Có thể nói xá lợi là hiện thân Phật (chú thích của người viết).

 

NĂNG LƯỢNG

Khi chưa thiền, năng lượng (NL) của tôi rất thấp, chỉ dao động từ 3 ngàn đến 4 ngàn Bovis (Bovis là tên một bác sỹ – người xây dựng bảng chỉ số đo cấp độ NL của mọi vật thể từ 0 đến 20.000. Đạt 6.500 trở lên là có nhiều sức sống; từ dưới 6.500 là trung bình; trung bình kém, rất kém). Thế mà chỉ trong một thời gian rất ngắn (hơn một tháng tu thiền theo pháp của Sư), NL tăng lên chóng mặt: từ 3  ngàn đến 3 chục ngàn đến 3 trăm ngàn đến 1 triệu, 10 triệu, 100 triệu, 1.000 triệu và vài trăm ngàn triệu, v.v…

Đặc biệt là sau khi dự khóa tu 24 tiếng ở chùa Ngòi (niệm trong tĩnh lặng câu Lục tự đại minh chân ngôn: Om ma ni bát mê hum); sáng hôm thứ tư 20-9 đến thứ năm 21-9 anh Tạ Việt Dũng đo cho tôi, NL ban đầu là 1035 lên tới 1070.

Năng lực gia trì của câu chú là phi thường (nhờ bản thân câu chú và sự tập trung tư tưởng nhen lên sức nóng từ trong cơ thể).

Chỉ số NL là gì mà nó quan trọng như thế nào? Vấn đề này nhiều sách báo đã nói. Có thể hiểu NL là chỉ số đo bức xạ của các vật thể trong thiên nhiên:  động vật, thực vật, kháng vật, kim loại, v.v… Với con người NL là gốc sống, là “trường” của NL cấu trúc thành gồm có NL thô và tinh. NL có hình (sóng dọc, sóng ngang, sóng tròn thuận, sóng tròn nghịch, sóng bầu dục). NL có mầu (Hào quang 5 màu thể hiện sức khỏe, tính cách). Có âm dương, tốt, xấu (NL tốt là phúc xạ hoặc sinh khí, NL xấu là ác xạ hay xú khí, tử khí).

Sau đây là một ví dụ:

Lâu nay nhà anh B khỏe mạnh,  làm ăn phát đạt. Bỗng dưng vợ anh bị ốm đau liên miên; thầy hay, thuốc tốt đã dùng nhiều nhưng không khỏi. Một vị thầy siêu cao được mời đến. Ông chăm chú quan sát số đo các cửa ra vào, cửa sổ, cách bố trí trong nhà (theo thước Lỗ Ban). Tất cả các thứ kể trên đều hợp lý, kể cả mồ mả ban thờ. Nhưng rõ là có chuyện chủ nhân mới ốm (ốm như ốm vờ, như ma hành, nên không khám ra bệnh).

Đột nhiên ông hỏi:

– Lâu nay nhà ta có dùng vật gì mới không?

Chủ nhân nghĩ mãi rồi chỉ vào chiếc độc bình trên tủ:

– Dạo nọ có người đi xa về tặng tôi chiếc lọ hoa giả cổ này.

Anh mang xuống cho xem.

Chỉ vài phút sau ông nói:

– Đây chính là nguyên nhân chị nhà mắc bệnh.

– Thật thế ư? Tôi không hiểu.

– Đơn giản thôi. Chiếc độc bình có dạng sóng âm – ác xạ – nên gây nhiễu năng lượng của chị nhà.

Khi còn sống, NL con người gồm cả hai phần thô và tinh. Phần thô là hữu hình (cơ thể). Trong cơ thể lại có nhiều tầng NL khác nhau như NL gan, NL mật, NL đại tràng…. Phần tinh là NL mờ. (Người có khả năng đặc biệt mới nhìn thấy loại NL này). Sau khi chết NL thô tán thành khí. Còn NL tinh – thần thức linh giác – vận hành mãi theo luật nhân quả. Nói cụ thể là nếu khi còn sống con người biết luôn làm lành, tránh  ác, giữ tâm ý trong sạch và từ bi hỉ xả, vô ngã vị tha thì khi chết được Chư Phật hoan hỷ đón nhận, sẽ giải thoát khỏi ràng buộc luân hồi sinh tử. Còn ngược lại, nếu ích kỷ hại nhân, chuyên tâm thu vén, sống bàng quan với lợi ích cộng đồng sẽ bị đọa lạc (đầy đọa theo luật trời – nhân quả).

CHUYỆN KHÓ HIỂU NHƯNG CÓ THẬT

Ở chùa Ngòi thôn Quảng Nạp, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, Bắc Ninh có chuyện nghe hơi khó tin là thỉnh thoảng chư thiên, hộ pháp xuống Tam Bảo hành lễ tụng kinh gõ mõ.

Hôm ấy tôi đang ngồi với sư cô Đàm Dược thì thấy mấy bác thợ xây bước vào:

– Thưa thầy, sao hôm qua thầy cho tụng kinh vào một hai giờ sáng ạ?

– Có bao giờ chúng tôi hành lễ vào giờ ấy đâu.

– Chúng con nghe rõ ràng tiếng tụng kinh niệm Phật.

– Thế các bác có lên Tam Bảo không?

– Thưa thầy, chúng con cùng nhau lên thấy cửa mật thất vẫn khóa ngoài  – Vậy thì các bác đã tự giải đáp được rồi. Đây là lời tụng của chư thiên hộ pháp chứ nhà chùa đâu có tụng kinh niệm Phật vào giờ đó.

 

OÁN ÂN HUYỀN BÍ

Người thầy hướng dẫn cho lớp tu chúng tôi là Sư Thích Giác Nhiệm ở tại một Tịnh Xá thuộc Cần Thơ.

Tất cả chúng tôi đều là những người lao động trí óc và hầu hết đã nghỉ công tác (tức là ở tuổi nghỉ hưu, từ 60 đến 86). Độ tuổi cao thì tập nhiễm cao. Những thói quen thân khẩu ý trong cách nghĩ, cách nói, cách làm bám rất chặt vào tâm trí không dễ gì cải tạo. mà cách nghĩ tai hại nhất là thiếu lòng tin vào cõi vô hình.

Như nhìn thấy được tâm của các đẹ tử, Thầy đã gọi Ni sư Lệ Khánh từ Đà Lạt bay ra để trợ giúp cho lớp. Ni sư rất trẻ (mới 23 tuổi) nhưng đạo lực mạnh, công năng khá đặc biệt và khả năng tâm linh rất huyền diệu.

Chúng tôi nhẫn nại theo pháp của Sư, có nghĩa là ngồi xông hơi trong một lều kín với một nồi nước sôi liên tục ở trạng thái tĩnh lặng; mỗi lần khoảng từ 30 đến 50 phút hoặc lâu hơn nữa – tùy cơ địa từng người. Thời gian xông mồ hôi vã ra như tắm. Đây là chất bẩn đẩy ra ở dạng nước, nó có đủ màu đen, tím, trắng, xanh,… Giai đoạn thứ hai là ráo mồ hôi. Sau đó đến phần đắc khí – thông thiên địa. Lúc này sự kỳ lạ xảy ra là hơi nóng vẫn phụt lên từ nồi nước sôi, nhưng người xông không còn cảm giác nóng nữa, thậm chí rất mát. Việc này có thể chứng nghiệm chứ không giải thích được. Kết quả của chứng nghiệm này là bệnh tật khỏi hoặc thuyên giảm rõ rệt cùng với trí tuệ phát triển, thân thể nhẹ nhàng. Tôi và một vài người mặc dù rất cố gắng ngồi xông mỗi ngày tới 3 – 4 lần và đã kéo dài tới 3 ngày vẫn không thấy có hiệu quả. Nên tới ngày thứ 4 cùng lên phòng Ni sư cầu cứu. Ni sư nói:

– Các bác cứ ngồi vô lều và cho trò biết vị trí của mỗi bác.

– Rồi sao nữa, Ni sư?

– Sau đó trò sẽ đi đến từng lều phát hiện chướng ngại và xung lực cho các bác.

Vậy xin lưu ý với Ni sư:

Lều số 1 là tôi: Đào Quang Tiến – giảng viên Nhạc viện Hà Nội.

Lều thứ 2 của bác Hoàng Tiềm – Cán bộ cao cấp Quân đội.

Lều thứ 3 của bác Trương Xuân Ngọc – giảng viên Đại học Y khoa.

Lều thứ 4 của cô Nguyễn Minh Hương – kỹ sư thủy sản.

Như để tôi yên tâm, Ni sư nhắc lại: bác Tiến ở lều số 1, bác Tiềm ở lều số 2, …v.v…

Chúng tôi yên tâm vì Ni sư đã “thuộc bài” nên mấy anh chị em, ai chui vào lều người ấy ngồi yên bất động, luôn niệm Nam mô a di Đà…!

Đầu giờ sáng hôm sau chúng tôi cùng đến phòng Ni sư. Nét mặt cô rạng rỡ khác thường và trao đổi rất thân tình:

– Trò kể các bác nghe: Trước khi từ Đà Lạt ra đây, trò thấy có con bướm to biến thành cái đầu rắn đậu vào mắt Phật. Nó bạch với Phật rằng người giết nó hiện đang tu ở Hà Nội. Trò không hiểu và ấn tượng về con rắn mách Phật dần mờ nhạt. Cho đến hôm nay, rất ngạc nhiên nhìn vào lều Đại tá, trò thấy con rắn thần hôm trước khoanh chặt người ông. Trò nói to:

– Sao ngươi lại chơi trò quấy rối người tu?

– Bạch Ni sư, người này đã giết con ở Kontum ba mươi năm về trước nên con đến đòi nợ.

– Ngươi không nhớ lời Phật dạy “Lấy ân báo oán mới diệt được oán. Lấy oán báo oán, oán oán trùng trùng” sao? Nếu ngươi không nghe, ta sẽ xử phạt ngươi một lần nữa đấy.

Nghe xong con rắn trườn ra khỏi lều …

Ni sư tiếp: Lều bác Tiến không có vong theo nhưng rất nhiều chúng sinh

– Chúng sinh? Cụ thể là thế nào, Ni sư?

– Là những con chim, con cá, ..v.v.. rất nhiều.

– Phải chăng vì tôi ăn mặn. Nhưng nếu vì ăn mặn thì hầu hết người tu khóa này đều mang tội chứ?

– Đúng vậy. Nhiều người ăn mặn – ăn mạng, ăn sinh mạng – và người ta mua về ăn nhưng bác thì cố tình săn đuổi và giết chúng.

Lúc đó tôi không hiểu nhưng kí ức đã mách bảo qua mấy giờ trằn trọc…

“Hồi bé tôi là người sát cá, sát chim (bắn chim, câu cá rất giỏi). Đúng như Ni sư nói “Săn đuổi và giết” nên mới sinh hậu quả. Tôi ân hận quá khi nghĩ đến sự thù oán của chúng sinh về tội ác của mình.

Ni sư lại tiếp: Lều cô Phương bao quanh bởi cua đồng, cua biển, nghêu, sò, ốc, ghẹ.

Cô thú nhận đấy là thói quen trong ăn uống từ bé của cô vì nhà bán bún riêu cua, ghẹ luộc.

Ngừng một lát như thể hình dung ra điều quái gở, Ni sư nói tiếp:

– Trò không hiểu sao, lều bác Ngọc lại xuất hiện nhiều vong trẻ con thế?

Anh Ngọc tiếp lời ngay: “Có lý do đấy Ni sư ạ. Tôi làm nghề nuôi cấy tế bào nên phải mổ nhiều bào thai lấy gan, thận từ hơn 30 năm trước (tất nhiên là chỉ mổ bào thai đã chết lâm sàng (Dứt khỏi cuống nhau, thai nhi đã chết nhưng một số bộ phận còn sống – sống sinh học).

– Lôi thôi to phải không Ni sư? – Anh Ngọc hỏi.

– Không sao bác ạ. Trò đã điều đình và khuyên bảo chúng. Chúng đã nhận lời khuyên nương tựa cửa Phật.

Như đã nói từ đầu khóa tu của chúng tôi chỉ có 4 ngày. Những người nặng căn (phước mỏng, nghiệp dày) phải tiếp 4, 5 ngày hoặc hơn nữa mới thông được. Tuy vậy, bác Tiềm, Ngọc và tôi phấn đấu rất quyết tâm đến ngày thứ 10 vẫn chưa thành tựu.

Trước khi ra về, chúng tôi đến chào Sư:

– Kính thưa thầy, con và anh Ngọc đã tu hết mình (chuyên cần khuya sớm, tập trung thần thức vào câu niệm). Nhưng …

– Nhưng còn thiếu điều cơ bản là thời gian tọa thiền. Các đệ tử nên nhớ tối thiểu phải 1h30’, ngồi 2,3,4,5, giờ liền càng chóng – nhà Sư nói:

– Đúng vậy, vấn đề của tôi là vấn đề thời gian. Tôi không thể ngồi liền một lúc 1h30’.

– Còn anh Ngọc thì sao, thưa thầy?

– Anh Ngọc chí tâm, chí thành và là người có tâm, nhưng …thầy ngừng 1 phút. Ni sư tiếp lời: “Đêm qua trò ngủ rất ít vì chúng nó đến cấu véo trò khá nhiều. Bác Ngọc nói đúng, vẫn còn những oan hồn lởn vởn… Nhưng bác quyết tâm sẽ thành tựu – Ni sư nói.

– Quyết tâm thế nào ạ, Ni sư?

Nhà sư trả lời hộ:

– Phước huệ song tu – nhất tâm bất loạn là tâm định. Định sinh huệ – nên thường rèn tâm xả, làm phước, cứu nạn, cứu khổ cho muôn loài vạn vật, được chư Phật hộ trì vong sẽ không còn chỗ trú ngụ.

Chuyện với Sư và Ni cô còn dài, còn nhiều thú vị nhưng thời gian có hạn, xin hẹn quí đạo hữu khi có dịp.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật !

TÌNH ÁI VÀ DỤC VỌNG LÀ TẢNG ĐÁ BUỘC CHÂN NGƯỜI TU ĐẠO

Theo Hòa thượng Tuyên Hóa

Đào Quang Tiến ghi và tặng….

 

Cho đến hơi thở cuối cùng vẫn phải đối xử tốt với mọi người nhưng đừng để tình ái xen vào.

Trong nghiệp sinh tử, tình ái  và dục vọng là gốc chướng đạo. Là người tu đạo bất luận là đối với người hay đồ vật, nếu sinh lòng ái dục sẽ chướng ngại việc tu hành, làm cho mình không phát triển được. Nói một cách rõ hơn ái dục là sinh tử. Nếu không phá vỡ ái dục, không phá vỡ tình ái dục vọng vô minh thì mình sẽ không ra khỏi biển lớn sinh tử.

Vậy làm thế nào để thoát sinh tử?

Chỉ cần đoạn dục, khử ái (tức là dứt dục vọng trừ tham ái) chẳng có cách nào khác hơn. Người tu đạo cốt nhất là không để ý đến tình ái sắc dục. Hễ còn lòng yêu thương thì gốc khổ không thể tránh được. Thái độ đúng của người tu là không thương, không ghét (không thương không ghét chính là trung đạo). Tu hành chính là tu theo pháp môn trung đạo.

Điều quan trọng là lúc nào cũng nghĩ đến lợi ích của người khác với tâm từ bi vô lượng không phân biệt thân sơ, ân oán, khiến cho họ sinh lòng hoan hỉ. Cho đến hơi thở cuối cùng vẫn phải đối xử tốt với mọi người nhưng đừng để cho tình ái xen vào.

 

 

 

 

Bài viết khác