Nhị khóa hợp giải

LỜI NÓI ĐẦU

Đức Phật ra đời với mục đích là chỉ dẫn cho chúng sanh con đường thoát ly sanh tử, quét sạch vô minh, để thành tựu tri kiến Phật. Cái tri kiến ấy vẫn sẵn có bản lai trong tất cả chúng sanh. Nhưng vì khách trần phiền não, che lấp, nên nó không hiển lộ được. Vì vậy, chúng sanh từ vô thỉ đến nay mê mờ chân tánh, chìm đắm trong đường tà, dong ruổi theo duyên trần, tạo vô số tội lỗi, để rồi phải chịu trầm luân trong biển khổ sống chết xoay vần không bao giờ thoát khỏi.

Trước cảnh khổ ấy với lòng từ bi vô biên của đức Phật, ngài không nở an trụ trong cảnh giới Niết Bàn tịch diệt, ngài phải lặn lội trong chốn trần lao phiền não để dẫn dắt chúng sanh trở về ngôi nhà giác ngộ. Vì vậy, suốt 49 năm sau khi thành đạo, ngài đem hết tâm tư để giải bày cho chúng sanh phương pháp khai phóng con đường thoát ly sanh tử và thành tựu quả vị vô thượng Bồ Đề.

nhi khoa hop gi

 

(Nhị khóa Hợp Giải Việt dịch HT Thích Khánh Anh)

Thế nhưng, pháp mà ngài đã chứng được thì quá thâm sâu, tuyệt đường ngôn ngữ, quả mà ngài đã thành lại là quả cao tột, vắng bặt tư duy, nên đối với phàm phu, nghiệp trọng phước khinh, chướng thâm huệ thiển, làm sao có thể đạt được phần lợi ích! Trước vấn đề khó khăn đó, không lẽ ngài yên lặng để vào Niết Bàn ư ? Không! Vì mục đích của ngài ra đời là làm cho chúng sanh hết khổ, được vui thì ngài không thể nghiễm nhiên Thị Tịch Niết Bàn, để đạo lý của ngài bị mai một và chúng sanh mãi chìm đắm trong khổ đau được. Vì lẽ đó, suốt 49 năm giáo hóa chúng sanh, Phật sử dụng mọi phương tiện thích hợp để giải bày chân lý qua con đường ngôn ngữ và tư duy để chúng sanh dễ bề lãnh hội chánh pháp mà lấy đó làm hành trang tiến tu để trở về ngôi nhà giác ngộ.

Tuy nhiên, mặc dù đức Phật vận dụng mọi phương pháp để phô bày chân lý bằng trí huệ tuyệt vời và nhân cách siêu việt của ngài. Nhưng khốn nỗi đạo lý mà ngài đã chứng được là thứ đạo lý tuyệt đường ngôn ngữ và tư duy, điều đó rất có thể gây ra sự hiểu lầm chân lý không thể tránh khỏi qua tâm lượng hẹp hòi thô thiển của phàm phu. Vì vậy, đức Phật luôn luôn cảnh giác với mọi người rằng: “Những lời dạy của ta ví như ngón tay chỉ mặt trăng để mọi người nương theo ngón tay để thấy mặt trăng, chớ bản thân ngón tay không phải là mặt trăng.” (Kinh Lăng Nghiêm). Thật vậy, giáo pháp của Phật là phương tiện để hiển bày chân lý cho mọi người nương vào đó mà thể nhập chân lý, chứ chính nó không phải chân lý.

Thế nhưng, cái đạo lý mà đức Phật chứng được là cái gì tuyệt đối mang tính chất đặc thù vượt ngoài trí năng phân biệt, suy lường của phàm phu, thì cái phương tiện (giáo pháp) dùng để hiển bày cái đạo lý ấy cũng có một diệu nghĩa vô cùng sâu sắc, thật khó mà nắm bắt cho được bằng trí huệ của phàm tình. Do đó, pháp vị cam lồ của Phật chỉ thấm nhuần cho những bậc đại trí, đại cơ, còn những kẻ tâm trí tầm thường thì tuyệt phần lợi ích. Vì lẽ đó, sau Phật Niết Bàn khoảng vài trăm năm, hàng đệ tử của Phật muốn cho chánh pháp giải thoát của ngài được phổ cập khắp mọi tầng lớp căn cơ, để bất cứ hạng người nào hễ tiếp nhận pháp vị cam lồ cũng được phần lợi ích, nên các ngài vận dụng hết khả năng tri kiến của mình để khai bày diệu nghĩa thâm sâu của Phật pháp qua kho tàng ngôn ngữ văn tư của loài người, ngõ hầu làm cho diệu pháp của ngài được thêm phần sáng sủa để cho mọi người dễ bề thâm nhập Phật pháp. Từ đó đến nay đã trải qua chư vị tổ sư cũng như các hàng trí giả vẫn tiếp nối sứ mệnh của những bậc tiền nhân làm cho kho tàng Phật pháp càng thêm rạng rỡ.

Nay đây, bộ “Nhị khóa hiệp giải” này nguyên do ngài Quán Nguyệt Pháp sư, tu tại núi Thiên Thai, tỉnh Triết Giang Trung Hoa, đem hai thời khóa tụng sớm và chiều của người xưa đã lập hiệp lại để giảng giải phần diệu nghĩa thâm sâu hàm tàng trong hai thời khóa ấy, cũng vì mục đích để cho kẻ học đạo dễ dàng tiếp nhận chánh pháp làm lợi ích cho mình và tất cả chúng sanh.

Đức Phật sở dĩ được tôn xưng là bậc Pháp vương tối thượng vì ngài đã kiện toàn cả 2 phương diện Phước và Huệ. Phước là điều kiện tác thành cái nhân cách siêu việt và những đức tánh thánh thiện của ngài. Huệ là điều kiện tối hậu để trực nhận và thể nhập chân lý. Vì đã kiện toàn về 2 phương diện đó, nên ngài được gọi là bậc Lưỡng Túc Tôn. Thế nên, người vào đạo, điều cốt yếu là phải học Phật, học Phật là học và thực hành cái nhân cách vĩ đại và đức tánh thánh thiện của ngài. Cái nhân cách và đức tánh thánh thiện ấy được thể hiện qua giáo pháp của ngài. Vì vậy, người học Phật điều kiện tối cần thiết là phải thông đạt giáo pháp của Phật, nắm vững những nguyên tắc cải hóa thân tâm mà đức Phật đã chỉ dạy, để áp dụng vào đời sống tu tập của mình, tịnh trừ phiền não, phát triển thánh tâm thì mới có cơ hội thành tựu hai phương diện Phước và Huệ. Bằng ngược lại, người học Phật nếu không thông suốt giáo pháp thì không thể thấu triệt được đạo lý và những phương pháp tu tập để hàng phục trần lao phiền não, điếu đó chẳng khác nào người mù đi vào kho báu, đối với pháp vị giải thoát của Phật, chắc chắn chúng ta sẽ tuyệt phần lợi ích.

Đôi lời chân thành trên đay, mong rằng toàn thể đại chúng hãy ý thức tánh chất quan trọng của vấn đề học Phật, luôn luôn tinh tấn trau dồi hạnh giải, giới đức trang nghiêm, để được xứng đáng là người con Phật và để khỏi phụ lòng hòai bảo của các bậc hiền nhân đã lao tâm, nhọc trí khai diễn pháp tạng, mong làm lợi ích cho kẻ hậu lai muốn đi vào ngôi nhà chánh pháp.

Nay tôi phụ trách giảng bộ “Nhị khóa hiệp giải” này, cũng không ngoài làm cái bổn phận là trình bày lại ý nghĩa của bộ kinh mà ngài Quán Nguyệt pháp sư đã khai diễn qua kiến giải của ngài. Riêng phần tôi chỉ đóng góp thêm chút ít ý tứ (nếu có) vào văn nghĩa mà được pháp sư khai thác, bằng kiến giải thô thiển của tôi, hầu mong sự tiếp thu giáo pháp của đại chúng được thêm chút phần lợi ích mà thôi.

Kính mong đại chúng liễu tri cho!

Người phụ trách kính bút,

Thượng Tọa: Thích Nhuận Hải

19 – 04 – 1993

(28 – 03 – Quý Dậu)

 

KHÁI QUÁT Ý NGHĨA VÀ CÔNG DỤNG

CỦA HAI THỜI KHÓA TỤNG

I/ Ý NGHĨA VÀ CÔNG DỤNG CỦA THỜI KINH MAI

Người xưa nói: “Đời mạt pháp chánh pháp càng ngày càng xa, ma chướng càng ngày càng thạnh”. Thật vậy, do vì chúng sanh từ vô thỉ đến nay đã đánh mất chân tánh bản nguyên, mê đuổi theo vọng duyên, huân thành nghiệp chủng, trước sau chồng chất, lớp lớp chướng ngăn tánh giác, linh căn trở thành suy ám, nên chỉ khởi lên những vọng niệm điên đảo, kiến giải sai lầm, đắm nhiễm trong đường tà, quên mất chánh đạo, vì vậy mà phải chịu trầm luân sanh tử, thống khổ ưu bi vậy.

Để giúp cho người tu hành có phương pháp chế phục thân tâm, tiêu trừ ma chướng, chư lịch đại tổ sư của các tông các phái y theo phápPhật chế tác nhiều pháp tu thích hợp mọi căn cơ để y vào đó mà tuhành được phần lợi ích. Nhưng các pháp tu ấy có cao thấp, có cạn có sâu, có pháp thì chuyên biệt theo lập cước của bổn tông, có pháp thì phổ thông cả đại chúng, nhưng mỗi pháp đều quy về mục đích là: Tịnh hóa thân tâm, phát huy trí huệ để ngộ nhập chân lý mà thôi.

Hai thời khóa tụng này cũng là một pháp tu trong số các pháp tu, rất thích ứng với hạng người căn tánh bình thường, không tiếp nhận được những pháp tu cao sâu, phải nương vào hai thời khóa tụng này mà hành trì tinh tấn coông phu thì chắc chắn sẽ đạt được phàn lợi ích của đạo. Nhưng muốn cho công phu hành trì cho hai thời khóa tụng này được kết quả lợi ích, hành giả trước phải học cho thuộc cả chữ lẫn nghĩa của hai thời khóa, để khi vừa tụng vừa cứu xét ý nghĩa,để buộc tâm ý một cảnh duy nhất không cho dong ruổi theo ngoại duyên, thì lần hồi nó sẽ được thuần thục, chuyên tinh cho đến tâm khai, y 駩ải, năng sở đổi nhau, khắc khắc không rời, thì pháp quán mới thành tựu. Nếu chữ nghĩa không thông thì cảnh tu lộn sộn, ắt tâm ý rối ren, tâm ý rối ren thì pháp quán không thành tựu, do đó công phu hành trì không đưa đến kết quả.

Cho nên, thời khóa tụng buổi sáng là lợi dụng lúc mà căn cảnh chưa động, tâm ý lặng trong tụng chú Lăng Nghiêm để chế phục Lục Tình, không cho vọng động, phan duyên theo ngoại cảnh. Tâm ý rỗng suốt lặng yên, thì tánh nhiệm mầu của Như Lai Tạng sẽ hiển lộ. Bởi vì, Thần chú là pháp bí mật mầu nhiệm lưu suốt từ bản tâm thanh tịnh của Như Lai, nên có một năng lực mầu nhiệm có thể chuyển hóa thân tâm và hoàn cảnh. Cho nên, lúc chúng ta ở trong trạng thái thân tâm vắng lặng, chính là lúc tâm ta và tâm Phật tương ưng mà tụng chú này, thì tâm tâm tương ứng, chú chú hỗ tương, bấy giờ sẽ phát sanh vô tác, diệu lực, tạo thành sức gia trì, diệt trừ ma chướng, tịnh hóa thân tâm, đem lại lợi ích cho hành giả một cách như ý.

Nhờ sức gia trì của thần chú, thân tâm hành giả vẫn được yên tịnh, và tiếp tụng bài Đại Bi thần chú và 10 bài chú sau để tạo thành sức gia trì liên tục đưa thân tâm hành giả đến trạng thái thanh tịnh rỗng suốt, giữ cho pháp quán càng sâu.

Chú Đại Bi và 10 bài chú ấy, mỗi chú đều có công năng sai biệt tác dụng khác nhau, giúp cho hành giả giải ttrừ được tất cả nghiệp chướng, diệt hết phiền não, quét sạch vô minh, làm phát sanh các công đức thù thắng vô lậu, cuối cùng đưa hành giả đến trạng thái tâm cảnh vắng lặng, trí giác viên minh, phát sanh diệu dụng tương ứng với pháp tánh làm thành tựu mọi sở nguyện của hành giả.

Tuy nhiên, mặc dù đến đây, tâm của hành giả hoàn toàn vắng lặng trí giác sáng suốt, nhưng vẫn còn an trụ cảnh sở quán, chưa đạt đến trạng thái nhất tâm. Vì vậy hành giả tiếp tụng bài “Bát Nhã Tâm Kinh” để thấy rõ vạn pháp đều không, tâm cảnh nhất như, không năng không sở. Bấy giờ, quán pháp của hành giả mới đạt đến trạng thái hoàn toàn tự do vô ngại không vướng mắc nơi tâm cảnh nữa, vì bấy giờ trí giác viên minh, tâm hằng vắng lặng tịch và chiếu đồng thời, tâm và cảnh nhất như.

Cuối cùng hành giả vì lợi lạc quần sanh đem hết công tu tập của mình hồi hướng lên Tam Bảo để cầu chứng minh gia bị cho tất cả Thánh phàm trong ba cõi, 6 đường, đều ân triêm pháp lạc. Kế tiếp là niệm phật để cầu thật tướng lý thể chân như. Sau rốt, kết thúc bằng bài Tam Tự Quy Y, nghĩa là gồm thâu tất cả công đức đã được thành tưu để khai thác tư tánh Tam Bảo mà quay về nương tựu nơi chính mình, và thật chứng lý thể Tam Bảo của chính mình.

Y頮ghĩa và công năng của thời kinh mai được khái quát theo thứ lớp như trên.

 

II/- Ý NGHĨA VÀ CÔNG DỤNG CỦA THỜI KINH CHIỀU

Tịnh độ là cảnh giới giải thoát lý tưởng được hình thành bằng tất cả công đức vô lậu thù thắng của như Phật đã tích lũy qua quá trình tu tập suốt ba a tăng kỳ kiếp ở quá khứ, với mục đích là làm nơi an thân lập mệnh cho những chúng sanh nào đã nhàm trán cảnh giới ô trược ta bà đầy đau khổ và đã mệt mỏi trong quá trình luân hồi sanh tử nơi ba cõi sáu đường, phát ý tu hành mong hướng về tịnh độ để thựa hiện một sanh mệnh vĩnh cữu bằng tất cả công đức tu tập của mình.

Cho nên, thời kinh mai là nhắm vào lúc tâm chí chúng ta còn vắng lặng, sáng suốt, chưa khởi động theo cảnh giới lục trần mà hạ thủ công phu để hàng phục vọng tâm, tiêu trừ ma chướng, thành tựu được các công đức vô lậu thánh thiện, rồi đem tất cả công đức ấy hồi hướng về Tịnh Độ là mục tiêu giải thoát lý tưởng của mình để thực hiện một đời sống vĩnh cữu. Nới đó, với tất cả những thắng duyên của cõi tịnh độ là điều kiện thích hợp để cho ta tiếp tục nỗ lực thực hiện công phu để hoàn thành lý tưởng tối hậu là Phật quả. Đó là ý nghĩa thời kinh chiều mà chúng ta cần thực hiện.

Tịnh độ thì có nhiều, nhưng mỗi cõi đều tuỳ thuận vào sức bản nguyện của mỗi đức Phật mà hình thành. Vì nội dung bản nguyện của chư Phật có những điều mục khác nhau, nhằm thích ứng với lòng mong muốn sai biệt của chúng sanh, nên các cõi tịnh độ cũng có phần sai khác về mặt hình thức cũng như nội dung. Nhưng cõi tịnh độ mà thích hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp, về mặt luân lý cũng như đạo đức có một tầm mức phổ thông là cõi Tịnh độ cực lạc của Phật A Di Đà ở phương Tây, được coi là một Tịnh độ được nhiều người quy hướng nhất.Vì lẽ đó, nên thời khóa buổi chiều lấy kinh A Di Đà làm chuẩn.

Tụng kinh Di Đà là cho chúng ta thấy rõ y báo và chánh báo thù thắng trang nghiêm của cõi nước cực lạc do bản nguyện của Phật A Di Đà hình thành, và đồng thời để nhận rõ về những điều kiện cốt yếu mà chúng ta cần phải thực hiện để được vãng sanh về cõi ấy.

 

THỜI KINH KHUYA

A/- GIẢI THÍCH ĐỀ KINH:

Nguyên danh đề của kinh này gồm 19 chữ “Đại Phật Đảnh, Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hanh Thủ Lăng Nghiêm”.

Đại Phật Đảnh: Hay còn gọi là “Vô Kiến Đảnh Tướng” là biểu hiện trí thể diệu minh sáng suốt của Như Lai. Trí thể này chỉ có Phật với Phật mới thấy, còn hàng Bồ Tát, Thanh Văn và phàm phu không thể thấy được nên gọi là “Vô kiến đảnh tướng”.

Thủ Lăng Nghiêm: Là một thứ đại định rất sâu xa và mầu nhiệm không thể dùng trí năng phàm tình mà nhận thức suy lường được nên lấy vô kiến đảnh tướng của Như Lai dụ cho đại định này.

Như lai Mật Nhân: Có hai nghĩa :

a – Định thủ lăng nghiêm là thể tánh thanh tịnh nhiệm mầu của Như Lai Tạng, chính là yếu nhân để thành tựu chư Phật Như Lai trong ba đời.

b – Chư Phật Như Lai trong ba đời đều lấy định thủ Lăng Nghiêm làm nhân tu mà thành tựu được cứu cánh Phật quả.

Tu Chứng Liễu Nghĩa: Tu chứng định thủ Lăng nghiêm là lối tu chứng liễu nghĩa, khác với lối tu chứng bất liễu nghĩa của hàng Nhị thừa. Nghĩa là y vào định thủ Lăng Nghiêm này mà tu thì sẽ chứng được quả vị rốt ráo, tức là đạt đến trụ sở. Còn hàng nhị thừa chỉ y vào pháp tu phương tiện, nên quả chứng chưa được rốt ráo, chỉ tạm nghỉ ở hóa thành mà thôi.

Chư Bồ Tát Vạn Hạnh: Tất cả Bồ Tát đều lấy “Đinh thủ Lăng nghiêm” này làm nhân tu mà lục độ vạn hạnh được thành tựu viên mãn.

Thủ lăng nghiêm: Là tên một pháp đại định bao gồm tất cả các định khác, và có nghĩa là “nhất thiết sự cứu cánh kiên cố”. Nhất thiết sự là chỉ chung cho tất cả các pháp 10 giới tứ thánh lục phàm, bao gồm cả A᭬ Nhập, Xứ, Giới, xum la vạn tượng, nên biết rằng, tất cả vạn pháp đều là cảnh sở hiện từ thể tánh nhiệm mầu của Như Lai tạng, nên khi chứng được định thủ Lăng nghiêm tức là thể nhập Như Lai Tạng tâm thì trực nhận được tướng thể của các pháp đều là Như Lai tạng tâm, rốt ráo viên mãn, như như bất động nên gọi là “Nhứt thiết sự cứu cánh kiến cố”. Hơn nữa, khi chứng được định thủ Lăng Nghiêm, tức thành tựu trí huệ viên mãn, thấy được hiện tượng của các pháp đều là hoa đốm ở hư không, tâm trí hoàn toàn thanh tịnh, không bị lay động bởi sự biến thiên của vạn pháp, nên nói ” Nhất thiết sự cứui cánh kiên cố”.

B/ PHẦN CHÍNH CỦA THỜI KINH MAI

  1. Toát Yếu ý nghĩa của phần kinh Lăng Nghiêm:
  1. Phần tựu đề:

Như chúng ta đã biết, trong thời kinh mai lấy thần chú Lăng Nghiêm làm chính nên mở đầu bằng câu: Kính lậy Phật và Bồ Tát trên hội thủ Lăng Nghiêm, kế đến là bài kệ tán thán Phật và pháp của ngài A Nan, sau cùng là thần chú.vv…

Chúng ta còn là phàm phu nghiệp chướng thì không thể đơn phương độc hành trên bước đường tu hành mà phải lấy Tam Bảm làm mực đích tối hậu để nương tựu. Trong cuộc sống đầy mê vọng này, chúng ta không thể tự tin rằng; mình có khả năng vượt qua tất cả chướng duyên tai hại, mà không cần có sự hộ niệm nhiệm mầu của Tam Bảo, thì ê rằng bể khổ sông mê chúng ta không bao giờ thoát được. Vì vậy, phàm làm bất cứ việc gì, chúng ta đều phải quy kính Tam Bảo để cầu gia bị. Cho nên, thời kinh mai mở đầu bằng câu “Kính lậy Phật và Bồ Tát trên hội thủ lăng nghiêm”. Đây là câu quy kính “tổng tướng Tam bảo” Phật – Pháp – Tăng.

Sở dĩ gọi là tổng tướng, vì Lăng Nghiêm là một pháp đại định bao gồm tất cả các pháp đại định khác, nên kính lễ pháp Lăng Nghiêm là kính lễ toàn thể pháp bảo vậy.

Khi đức phật sắp nói kinh Lăng Nghiêm, thì chư Phật trong mười phương hội đồng phó ngquang chiếu vào đảnh lẫn nhau là biểu thị ý nghĩa: Phật Phật đại đồng tâm tâm tương ứng, nghĩa là việc làm của một đức Phật cũng chính là việc làm của chư Phật mười phương. Nên khi đức Phật Thích Ca muốn nói đại pháp thì chư Phật mười phương nhất tề phóng quang chiếu đến pháp hội để chứng minh và hộ niệm. Do đó, khi kính lễ Phật Thích ca tức là kính lễ toàn chư Phật vậy.

Phật nói kinh Lăng Nghiêm, không chỉ riêng hàng đệ tử tuỳ tùng của Phật, mà còn có tất cả các bậc thánh hiền trong mười phương đều tụ hội để nghe pháp nên kính lễ tăng ttrong hội thủ Lăng Nghiêm, chính là kính lễ Tăng bảo trong mười phương vậy. Vì những ý nghĩa đó, nên gọi là ” Tổng tướng Tam Bảo”.

Hơn nữa, chư phật mười phương hội đồng phóng quang còn tiêu biểu ý nghĩa “Thánh phàm đồng nhất pháp giới”.

Nhất pháp giới 蠣hỉ cho tự tánh thanh tịnh vốn sẵn có ở tất cả chúng sanh và chư Phật bình đẳng như nhau. Tự tánh này là cảnh giới tuyệt đối bình đẳng, ly ngôn tuyệt tướng, bất khả tư nghì, nên chư Phật âm thầm phóng quang biểu thị cảnh giới tuyệt tướng ngôn ngữ không thể chỉ bàn ấy. Tự tánh thanh tịnh này, bản lai vốn đầy đủ ba đức tánh: Phật Pháp Tăng tức là tự tánh Tam Bảo.

  • Tự tánh Phật bảo: chân trí, bản giác.
  • Tự tánh Pháp bảo: thật tướng lý tánh.
  • Tự tánh Tăng bảo: lý trí hòa hợp.

Do đó, kính lễ Tự Tánh Tam Bảo ttrên hội thủ Lăng Nghiêm cũng chính là kính lễ tự tánh Tam Bảo ở tất cả thánh phàm vậy.

ĐẠI Ý VÀ NỘI DUNG BÀI KỆ TÁN CỦA NGÀI A NAN

ĐẠI Ý:

Bài kệ này ngài A Nan tán thán những đức tánh siêu việt của Phật và pháp. Thủ Lăng Nghiêm thù thắng vi diệu là hai đều rất khó có ở thế gian này và đồng thời phát đại nguyện “thành tựu Phật đạo giáo hóa chúng sanh” ngay trong đời ác ngũ trược này.

NỘI DUNG:

Sau khi đức Phật bao phen khai thị cho A Nan nhận chân được cái tánh cách giả hữu của vạn pháp, A᭬ Nhập, Xứ, Giới và thất đại, cuối cùng Phật quy tất cả các pháp về Như Lai tạng tánh, để chỉ rõ thật tánh chơn thường không sanh diệt của các pháp. Nhờ đó ngài A Nan mới giác ngộ được tự tánh chơn thật của mình và ở nơi tất cả chúng sanh không hề sai khác, nhưng từ lâu bị vô minh che lấp, nên không nhận thấy được.

Giờ đây, nhờ Phật khai thị ngài thấy rõ được cái bản lai diện mục của mình từ vô thỉ đến nay không hề sanh diệt A Nan vô cùng sung sướng, chẳng khác nào kẻ cùng tử lạc mất quê hương, giiờ đã tìm thấy con đường trở về nhà cũ, nơi mà gã đã từng an thân lập mệnh hướng thú tiêu dao. A Nan vô cùng xúc động trước thâm ân của Phật, nên mới phát ra lời tán thán để nói lên lòng tri ân sâu xa của mình trước ân đức vô vàn ấy. Bài kệ ấy được bố cục như sau:

  • Bốn câu đầu: Ngài A Nan tán thán về ba thân của Phật và pháp thủ Lăng Nghiêm trên đời ít có, chính nhờ lòng từ bi vô biên của Phật nói pháp Thủ Lăng Nghiêm để tẩy trừ trần cấu, và dứt hết mọi tâm tưởng điên đảo từ ức kiếp của A nan, và làm cho ngài trong một thời thấy được pháp thân thường trụ bất diệt của mình mà không cần trải qua ba a tăng kỳ kiếp tu tập.
  • Bốn câu kế: Là ngài A Nan phát tứ phần thệ nguyện. Sau khi nhờ Phật chỉ dạy, ngài A Nan đã giác ngộ được chân lý, tức là đã thấy được con đường trở về bảo sở. Nhưng trên đường trở về bảo sở còn cần phải trải qua nhiều thời gian tu tập để gọt trừ cho hết những tập khí mê lầm triền kiếp. Hơn nữa, muốn chứng được bảo sở, tức thành tựu Phật quả, hành giả phải hoàn thành công hạnh Bồ Tát bằng tiêu đích “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”. Do đó, ngài A Nan sau khi thấy được chân lý, bằng hết lòng tha thiết và chân thành phát khởi bốn thệ nguyện rộng lớn làm mục tiêu tối hậu để hoàn thành sự nghiệp “Thượng cầu, hạ hóa”. Có như thế ngài mới mong báo đáp ân đức sâu dày của Phật đã nhọc công khai hóa những mê lầm điên đảo của A Nan từ nhiều kiếp.
  • Bốn câu kế tiếp: Phát tâm dõng mãnh kiên cố tăng thượng. Sau khi A Nan chứng được Như Lai tạng tánh ở nơi mình và người bình đẳng như nhau, tánh ấy bản lai không hề sanh diệt, thường trụ nhiệm mầu thanh tịnh sáng suốt, nhưng chúng sanh bị vô minh phú chướng không nhận được chân tánh chơn thường, lại lầm nhận cái vọng tượng đảo điên làm chủ nhân ông của mình, vì vậy phải chịu trôi lăn trong sanh tử, khổ não vô cùng, không bao giờ thoát được.

Trước thảm trạng đó, ngài A Nan phát khởi tâm đồng thể đại bi để cứu thoát chúng sanh khỏi biển khổ sanh tử, nên cầu Phật chứng minh cho lời thệ nguyện đầy dõng mãnh và kiên cố của ngài để làm tăng thượng duyên cho mục tiêu tối thượng “Thượng cầu, hạ hóa”, ngài nguyện xông vào đời ác ngũ trược để giáo hóa chúng sanh. Dẫu biết rằng chúng sanh trong đời ác, tánh khí cang cường, mê lầm nhiều kiếp, thật khó mà hóa độ cho chọn vẹn. Nhưng với lòng từ bi vô hạn, thệ nguyện sâu dày, ngài nguyện độ tận chúng sanh đều thành tựu Phật đạo rồi ngài mới chịu chứng nhập Niết Bàn.

  • Bốn câu kế tiếp: A Nan cầu Phật cứu xét và chỉ bày phương pháp để quét sạch những vi tế mê lầm, để ngài sớm được thành tựu vô thượng giác quả. Thế làA Nan sau khi nhờ Phật khai thị đã dứt hết mọi kiến giải sai lầm, là đã nhận được pháp thân thường trụ bản lai sẵn có ở nơi mình, tức là đã thấy được con đường trở về bảo sở. Nhưng đối với tập khí mê lấm tiền kiếp còn tồn tại vi tế ở nơi thân tâm, trong nhất thời không thể nào dứt hết được, mà phài ttrải qua thời gian dài tu tập lần hồi mới dứt hết. Nhưng với lòng từ bi vô hạn, A Nan không thể an tâm tu tập khi chúng sanh còn quằn quại đau khổ trong sáu nẻo luân hồi, nên ngài một lần nữa cầu Phật cứu xét những vi tế mê lầm còn tiềm ẩn mà dứt trừ cho hết để ngài sớm thành vô thượng diệu giác ngồi đạo tràng khắp cả mười phương để giáo hóa cứu độ chúng sanh.
  • Hai câu cuối cùng: Khẳng định ý chí kiên quyết của A Nan. Với tám nguyện cầu thành Phật đạo, độ tận chúng sanh, dù cho hư không có thể tan nát, nhưng với tâm nguyện ấy không bao giờ lay chuyển. Thật là đại hùng, đại lực, đại từ bi.

Ngũ trược: Trược hay còn gọi là HỖN hoặc TẾ là chỉ cho trtạng thái vẫn đục, ô nhiễm và chướng ngại của các pháp sắc và tâm. Ví như một ly nước trong nếu chúng ta lấy bùn đất bỏ vào thì ly nước ấy trở thành một hình thái vẫn đục, bản chất vẫn đục ấy làm chướng ngại thể trong của nước không hiển lộ được. Ta gọi trạng thái vẫn đục ấy là “TRƯỢC”.

Cũng vậy chúng sanh và thế giới bản lai vốn thanh tịnh nhiệm mầu, nhưng vì các pháp mang bản chất nhiễm ô (vô minh) bộc khởi làm cho thế giới chúng sanh trở thành ô trược và đen tối. Căn cứ vào bản chất ô trược của thề giới chúng sanh mà phân ra làm 5 hình thái khác nhau mà gọi là “Ngũ trược”.

  • Kiếp trược: Trong thời kiếp trụ, khoảng thời gian mà con người chỉ thọ 20000 tuổi trở về sau, có bốn thứ trược nổi lên làm vẫn đục hiện tượng, thế giới chúng sanh , nên gọi thời gian mà bốn trược bắt đầu hiện khởi này là kiếp trược. Kiếp trước lấy bốn trược sau làm thể, và hiện tượng thay đổi biến thiên của bốn trược kia là tướng.
  • Kiến trược: Chúng sanh ttrong thời kiếp trược những kiến giải mê lầm ngày càng nhiều làm vẫn đục tri kiến của chúng sanh, nên gọi là “Kiến trược”. Trược này lấy năm lợi sử (Biên kiến, thân kiến, tà kiến,…) làm thể, những kiến chấp sai lầm làm tướng.
  • Phiền não trược: Chúng sanh trong thời kiếp trược những phiền não mê lầm ngày càng hưng thạnh làm ô nhiễm tâm tánh của chúng sanh, nên gọi là “Phiền Não trược”. Thể của trược này là Ngũ Độn Sử (tham, sân, si, mạn, nghi), tướng của nó là tướngphần đoạn thân tâm.
  • Chúng sanh trược: Chúng sanh thời kiếp trược bị kiến và phiền não trược làm cho quả báo của nhân gian càng ngày càng suy đồi, thân suy nhược, tâm mê, khổ nhiều vui ít…. nên gọi là “Chúng sanh trược”. Trược này lấy mười sử hợp với ba duyên (sát, đạ0, dâm) làm thể, lấy hiện tượng lăn lóc trong sáu đường làm tướng.
  • Mạng trược: Đây là kết quả do 2 trược (Kiến và Phiền Não) làm cho thọ mạng ngày càng kém dần, cho đến khi con người chỉ còn thọ có 10 tuổi, nên gọi là “Mạng trược”. Trược này lấy thọ, noãn, thức làm thể và lấy sanh, lão, bệnh, tử làm tướng.

Trong năm trược, kiếp trược là Tổng; vì nó gồm cả bốn trược kia. Còn bốn trược kia là “Biệt”, vì hình thái của mỗi trược khác nhau. Lại nữa, trong bốn trược sau đều lấy kiến trược và phiền não trược làm tự thể chính hai trược kiến và phiền não trược này hình thành hai trược chúng sanh và thọ mạng trược.

 

KINH BÁT NHÃ

  • KHÁI QUÁT VỀ LẬP TRƯỜNG CỦA HỆ BÁT NHÃ

Muốn xác định giá trị hay địa vị cũng như lập ttrường của “Bát nhã Tâm kinh” thiết tưởng chúng ta cũng nên tìm hiểu khái quát về lật trường của toàn bộ hệ Bát Nhã, thì sẽ nắm được chủ điểm của bộ Bát nhã tâm kinh.

Nên biết, bát nhã làmột bộ kinh tối cổ mang đặc chất của Phật giáo Đại thừa. Có thể nói, đó là một bộ kinh đặt nền tảng cho toàn bộ hệ thống kinh giáo đại thừa, nghĩa là hầu hết kinh giáo đại thừa đều đứng trên lập trường của hệ Bát nhã mà thuyết minh tông chỉ của nó (của mỗi bộ kinh).

Về niên đại xuất hiện của bộ kinh này, có thể vào khoảng thế kỷ thứ I ssau Tây lịch. Đây được coi là một bộ kinh đại thừa xuất hiện sớm nhất so với toàn bộ kinh giáo đại thừa, và chính là giá trị và địa vị của nó có một tầm mức quan trọng, nên lần lần phát triển thêm về chất lượng và cuối cùng đã trở thanh một bộ kinh đồ sộ nhất của Phật giáo đại thừa. Bát nhã có nhiều bộ nhưng không ngoài hai bộ “tiểu phẩm” và “Đại phẩm”. Đại phẩm chỉ là phần khai triển rộng thêm của tiểu phẩm, và tư tưởng trong đó khai triển nhiều về phương diện Diệu Hữu mà thôi.

Về mục đích Bát nhã chuyên đứng trên lập trường “Chân Không – Diệu Hữu” để thuyết minh về tánh cách quan hệ sinh tồn của vạn pháp, mà thật tánh trung đạo của các pháp chính là yếu lý của bộ kinh này cần phải đạt đến bằng “Vô đắc chánh quán”, và rồi cuối cùng quy vạn pháp về ý nghĩa tồn tại và hiện thực trên đương thể của thật tướng Bát nhã. Đó là điểm chung cục của bộ kinh này. Nhưng lập trường của Bát Nhã được khuyếch trương trong hai giai đoạn.

Giai đoạn đầu, Bát nhã chủ trương phủ định toàn bộ hiện tượng giới, bằng cách từ bản chất của hết thảy sự vật mà quán sát để đạt đến “Tánh Không” của nó, để tạo thành một sự hoạt động tự tại vô ngại mà không bị giới hạn hoặc tù hãm bởi hiện tượng giới.

Giai đoại hai: Khi phủ định tánh cách sinh tồn của hiện tượng giới, không có nghĩa là Bát nhã chủ trương chủ nghĩa “Hư Vô”, mà mục tiêu của Bát nhã nhắm đến là đạt thành cái gọi là “Vô Đắc Chánh Quán”, nhằm phá vỡ mọi giới hạn bởi ngã chấp và dục vọng, để cho tâm cảnh hoàn toàn tự do, không bị ngăn ngại. Điều đó không có nghĩa là tiêu huỷ thế giới thực tại trong ý niệm một cách miễn cưỡng, mà chỉ dựa vào cái ngã cá biệt để đã phá giá trị thế giới, vì giá trị thế giới chỉ bằng vào cái ngã cá biệt đó mà có hoặc không. Khi thành tựu “Vô Đắc Chánh Quán” mọi dục vọng và ngã chấp không khả năng giới hạn sự hoạt động của tâm và cảnh , và rồi từ trên “Tánh không” ấy, thế giới hiện tượng trước kia hoàn toàn biến đổi, trở thành một cảnh giới mới mẻ và mầu nhiệm. Tất cả những gì từng làm cho con người phải bận tâm như: Sinh diệt, có không, còn mất, mê ngộ… bấy giờ đều siêu việt hết, chỉ còn là cảnh giới thực tại viên dung của vạn pháp. Cảnh giới ấy theo Bát Nhã, chính là “Chân Không – Diệu Hữu” vậy.

  • ĐỊA VỊ VÀ GIÁ TRỊ CỦA BỘ BÁT NHÃ TÂM KINH.

Như trên chúng ta đã biết khái quát về lập ttrường và địa vị cũng như giá trị của bộ kinh Bát Nhã đóng một vai trò trọng yếu trong toàn bộ kinh giáo đại thừa như thế nào rồi, vì lẽ đó bộ Bát Nhã tâm kinh, về địa vị và giá trị của nó thiết tưởng không cần phải nói nữa, chúng ta cũng có thể biết được. Bởi lẽ Bát Nhã Tâm Kinh là một bản văn toát yếu toàn bộ yếu nghĩa của toàn bộ Bát Nhã gòm 600 quyển, cô đọng trong 260 chữ, và được phát ra từ kho tàng Bát Nhã chánh trí của Bồ Tát quán tự tại, cho nên giá trị và địa vị của tâm kinh này cũng không kém phần trang trọng so với toàn bộ Bát Nhã hệ.

  1. ĐẠI Ý VÀ NỘI DUNG

A/- ĐẠI Ý:

Bộ kinh này thuyết minh về “Tánh Không” của tất cả các pháp. “Tánh Không” này được thể hiện bằng trí huệ Bát Nhã sau khi thực hiện công phu quán chiếu từ trên bản chất của hết thảy sự vật, phủ định tất cả mọi sai biệt đối đãi của hiện tượng giới. Đó chính là cảnh giới thực tại viên dung của vạn pháp và chư Phật trong ba đời đều được bằng “Vô đắc chánh trí”.

B/- NỘI DUNG:

Bộ kinh này có thể phân ra làm ba phần chính.

  1. Từ “Quán tự tại Bồ Tát” đến “Độ nhứt thiết khổ ách”. Phần này nói: Sau khi Bồ Tát Quán Tự Tại thành tựu trí huệ Ba La Mật liền thấy rõ năm Uẩn đều klhông, không có một thực thể tồn tại, nên đã thoát ly mọi khổ đau.
  2. Từ câu “Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không” đến “thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị”, phần này phân ra làm hai đoạn nhỏ:
  • Câu “Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc” nói về sự quan hệ tồn tại giữa sắc và Không chẳng phải là hai dị thể biệt lập và cố định cùng trên một tự thể.
  • Câu “Sắc tức thị không; không tức thị sắc” nói về sự tồn tại đồng thời của sắc và không ngay trên một sự thể, chẳng phải lìa đương thể ấy mà có sắc hoặc không.
  1. Từ câu “thị chư pháp không tướng” đến hết, phần này cũng phân ra làm hai đoạn nhỏ:
  • Từ “Thị chư pháp kông tướng” đến “Chân thật bất hư” nói về đặc tính “Không” của vạn pháp vốn thường hằng bất biến xa lìa tất cả mọi hiện tượng sai biệt đối đãi của sắc và tâm, và chính là cảnh giới sở chứng của chư Phật trong ba đời.
  • Cuối cùng là bài chú nói lên nỗi vui mừng vô hạn của những người đã vượt qua rồi cái cảnh giới dẫy đầy những khổ não, đau thương và hòa nhập vào cái trật tự thường nhiên tuyệt đối an lạc của vạn pháp.
  1. GIẢI THÍCH ĐỀ KINH:

Danh đề của kinh này gồm có 9 chữ “Ma Ha Bát Nhã Ba la Mật Đa Tâm” (tâm trí huệ rộng lớn hoàn toàn).

  • Ma Ha: có nghĩa là Đại, có ba nghĩa:
  1. Thể đại: Thể của trí Bát Nhã bản lai thanh tịnh trùm khắp cả pháp giới.
  2. Tướng đại: Tướng của trí Bát Nhã sáng suốt tròn đầy, trùm khắp pháp giới.
  3. Dụng đại: Dụng của trí Bát Nhã chiếu khắp pháp giới, soi suốt vi trần không bị chướng ngại.
  • Bát nhã: Dịch là Trí Huệ. Trí huệ này là trí huệ vô lậu thanh tịnh, có công năng chíếu sáng tận cùng tâm thể của các pháp phá tan tất cả bóng tối vô minh, là cho chân tánh của pháp hiển lộ, siêu việt tất cả trí huệ tầm thường của thế gian. Vì để phân biệt trí huệ phàm phu và hàng nhị thừa nên không dịch nghĩa mà để nguyên âm là Bát Nhã vậy.
  • Bát nhã có ba nghĩa:
  1. Văn tự Bát Nhã: Cũng gọi là phương tiện Bát Nhã, là trí huệ nương tựu nơi văn tự ngôn ngữ mà tìm hiểu được thật lý của pháp. Bởi vì lý thể chân thật của vạn pháp vốn không hình trạng, không thể nghĩ bàn, với trí huệ thô thiển của phàm tình không thể nào nhận được, cho nên phải nương tựa vào phương tiện, ngôn ngữ, văn tự để hiểu nghĩa, từ nghĩa mà tỏ lý, rồi dần dần tiến vào chánh môn của Bát Nhã trí này cũng gọi là phương tiện trí hay quyền trí.
  2. Quán chiếu Bát NhÃ: là thật trí vô phân biệt do công hạnh xa lìa tất cả chấp trước, phân biệt các pháp mà thành tựu. Trí này để quán chiếu “Thật tướng vô tướng các pháp”, và cùng gọi là Như Như trí, nghĩa là trí này khế hợp với lý thể Như Như tuyệt đối bình đẳng của muôn sự muôn vật.
  3. Thật tướng Bát Nhã: Tức lý thể Bát Nhã, bản lai vốn đầy đủ nơi tất cả chúng sanh, xa lìa tất cả danh tướng hư vọng, nên gọi là Thật tướng. Đây chính là lý tánh chân thật của Bát Nhã vậy.
  • Ba La Mật: “Đáo Bỉ Ngạn” (đến bờ bên kia) cũng dịch là cứu cánh viên mãn.

Tóm lại: Bát Nhã là trí huệ vô lậu thanh tịnh hoàn toàn sáng suốt, siêu việt tất cả trí năng của phàm tình. Thể của nó tuyệt đối thanh tịnh, tướng sáng suốt tròn đầy dụng chiếu soi vô ngại, hoàn toàn rốt ráo, nên gọi là: Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa.

  • Tâm: Chính là tâm thể của Bát Nhã. Tâm này bổn lai không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh thường hằng bất động, tịch chiếu viên dung, ở nơi Phật không thêm, ở nơi chúng sanh không bớt, tuyệt đối bình đẳng vậy.
  1. LƯỢC GIẢI KINH VĂN:

– “Quán tự tại…. Mật đa thời… khổ ách”.

Đây là lời tự thuật của nhà kết tập kinh này. Thuật rằng: Khi Bồ Tát Quán Tư Tại thực hành công hạnh thâm sau, thành tựu trí huệ Ba La Mật, liền thấy rõ năm uẩn đều không, không có một thật thể tồn tại và bất biến.Do đó, ngài vượt tất cả mọi khổ não đau thương của cuộc đời.

Tất cả các pháp đều do duyên sanh như huyễn, như hóa, không có một thực thể tồn tại và cố định. Nhưng, vì chúng sanh bị vô minh che lấp chân trí, nêmn không nhận rõ được các pháp, tánh nó vốn không, lại lầm cho là thật. Vì thấy nó là thật, nên mới phát sanh những ý niệm phân biệt, chấp trước sai lầm về có, không, còn, mất, sanh tử, khứ lai, thiện ác, phải quấy,v.v… D0 đó, mà khởi lên đủ thứ phiền não, tạo nhiều nghiệp ác, gieo trồng nhân bất thiện, nên kết thành quả báo sanh tử đau khổ lăn lóc trong ba cõi.

Ngược lại, Quán Tự Tại Bồ Tát tu hành thành tựu trí huệ viên mãn, quán chiếu thấy rõ năm uẩn vốn không, tư tánh như huyễn, không có thật thể tồn tại và bất biến, nên không có những ý niệm phân biệt chấp trước mê lầm, vì vậy mà phiền não không sanh, nghiệp báo không có, tâm thể rỗng rang, trí huệ sáng suốt, nên vượt qua tất cả khổ ách của cuộc đời, đạt đến cảnh giới an lạc giải thoát.

– Câu “Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc”, từ đây cho đến hết kinh văn chính là lời thuyết minh của Bồ Tát quán Tự Tại.

Theo truyền thuyết, khi đức Phật thuyết kinh Bát Nhã tại núi Linh Thứu, có đầy đủ phàm thánh và chư vị Bồ Tát trong mười phương đều hội thính. Bấy giờ, đức Phật nhập định “Thậm thâm quang minh” để tuyên thuyết “Chánh pháp Tam Muội”. Lúc ấy, chúng hội đều ngơ ngác vì không được nghe pháp. D0 đó, tôn giả Xá Lợi Phất mới thưa hỏi Bồ Tát Quán Tự Tại và đã được Bồ Tát nói ra bản kinh này. Điều ấy nhằm biểu thị ý nghĩa rằng; chẳng phải chỉ có trí huệ vô lậu thanh tịnh của Phật mới có khả năng thấy được Tánh Không của vạn pháp, mz2 chính các vị Bồ Tát, khi đã thành tựu được Bát Nhã Ba La Mật đều có khả năng thấy được tính ấy và nói ra kinh này. Do đó, đức Phật không trực tiếp nói kinh mà lại nhập đại định, là ngầm phó chúc cho Bồ Tát Quán Tự Tại ứng với cơ duyên mà nói ra kinh này, để thiết lập niềm tin tuyệt đối cho chúng hội làm mọi người đều có khả năng như thế nếu thành tựu được Bát Nhã Ba La Mật.

Trên đây, Bồ Tát Quán Tự Tại, với cái nhìn bằng trí huệ Ba La Mật, cho biết rằng: Hợp thể ngũ uẩn chẳng qua là pháp duyên sanh, vốn không có thật tính thường tại, là nhằm phá vỡ mọi quan niệm chấp trước của phàm phu cho là thật có năm uẩn, để dẫn dắt chúng sanh thoát khỏi cái lưới chấp mê lầm do vô minh thiết lập. Vì lẽ đó, sau khi chỉ rõ tánh không của các pháp, nhưng sợ rằng chúng sanh lại chấp ngoài Sắc có Không ngoài Không có Sắc, nghĩa là Không và Sắc là không dị thể biệt lập và cố định, nên Bồ Tát mới cảnh giác cho chúng hội biết rằng “Sắc chẳng khác với không, không chẳng khác với sắc, thọ tưởng hành thức cũng như thế.”.

Sắc là chỉ cho hiện tượng căn thân và khí thế gian có hình chất chướng ngại do tứ đại tạo thành. Sắc pháp này chẳng phải ngẫu nhiên mà có tất cả đều do quan hệ nhân duyên mà thành tựu. Vì là nhân duyên nên các pháp không có thật tánh tồn tại và cố định, nên nói là “Không”. Cái Không này là không có thật thể tồn tại và cố định, chứ không phải là cái “Không” trống rỗng đối lập với “Có”, mà là cái Không khẳng định từ trên tự thể của các pháp, nghĩa là cái “Không” này chẳng phải là một dị thể biệt lập và cố định đối với cái “Sắc”. Nếu cái Không và S8ác là hai biệt thể và cố định, thì Sắc không thể trở thành Không, và Không cũng chẳng thể nào trở thành Sắc được, nhưng trên thực tế thì Sắc có thể trở thành Không và Không cũng trở thành Sắc.

Ví dụ: Bình hoa ở trên bàn là do điều kiện quan hệ của các yếu tố như: Bình, giấy, màu sắc và bàn tay khéo léo của người thợ.v.v… tạo thành bình hoa (Sắc). Vì bình hoa này không có một tánh chất tồn tại và cố định, nên khi các yếu tố tạo thành bình hoa ấy biến hoại, nghĩa là điều kiện quan hệ của các yếu tố ấy bị phân ly, thì bình hoa trở thành không, nên nói “Sắc chẳng khác với Không”. Cái Không này cũng không có tánh cách tồn tại và cố định, nên khi quan hệ các yếu tố` ấy lại thì thành ra bình hoa tức là từ không bình hoa (Không) mà thành ra bình hoa (Sắc) nên nói “Không chẳng khác Sắc”.

Cũng như thế, bốn uẩn thọ, tưởng, hành, thức là những hiện tượng tâm lý, nó cũng là pháp duyên sinh, không có thật tinh tồn tại và cố định. Nó luôn luôn theo duyên ly hợp mà có mà không như hiện tượng sắc giới, nên nói rằng “Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế”.

Nói tóm lại, sau khi Bồ Tát chỉ rõ tánh không của năm Uẩn để đả phá quan niệm thật hữu của phàm phu. Nhưng vì sợ chúng sanh mê lầm chấp lấy cái không cố định biệt lập với Sắc nên nói: “Sắc chẳng khác với không”, và cái Không này là ở nơi sắc mà không, chẳng phải lià sắc mà có Không, nên nói “Không chẳng khác sắc”.

Câu kinh này dẫn dắt hàng nhị thừa ra khỏi quan niệm chấp không thiên lệch biệt lập và tồn tại ngoài sắc.

  • Câu “Sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.”

Sau kkhi Bồ Tát Quán Tự Tại khai thị cho chúng hội nhận rõ cái tánh cách hiển hóa của năm uẩn để phá trừ ý niệm chấp trước mê lầm của chúng sanh cho là thật hữu. Kế đến, vì sợ phàm phu sau khi nghe nói: Tất cả các pháp đều không, lại chấp lấy và ngộ nhận cái không ấy là một thực thể tồn tại và đối lập với sắc, nên Bồ Tát lại chỉ thị cho mọi người thấy rõ cái tánh cách quan hệ tồn tại giữa sắc và không chẳng phải là hai biệt thể và cố định cùng trên một sự thể, theo một định lý tương đồng “Sắc chẳng khác với không, và ngược lại.”.

Thế nhưng, bằng vào định lý ấy, rất có thể gây ra cho những người có trình độ nhận thức cao hơn chấp cho là “Phi sắc phi không”, nên Bồ Tát mới thuyết minh về đặc tính viên dung giữa sắc và không theo một định lý tương tức: “Sắc tức là Không, Không tức là Sắc, thọ tưởng hành thức cũng lại như vậy”.

Nên biết, chữ Không ttrong câu kinh này thêm một ý nghĩa thâm diệu hơn, vì chữ Không trong các câu kinh trước là do phủ định cái tính cách kkhông tồn tại và cố định ở mặt hiện tượng sai biệt giới mà có kHông, nên cái không ấy đối với sắc vẫn còn là hai mặt của một thực tại, chưa toát khỏi ranh giới của nhị biên đối đãi. Ngược lại, chữ Không ở câu kinh này lại siêu lên cái thể tương phân để viên dung với cái sắc. Sắc và Không bây giờ chẳng còn là hai mặt của một thực tại nữa, mà là một sự hòa điệu trên một bình diện nhất như bất tức bất ly.

Vì chữ “Tức” trong câu kinh này chỉ có thể cho ta hình dung được sự hòa điệu ấy, mà tuyệt nhiên không có một ngôn ngữ nào có thể mô tả được cái đặc tính không ấy cho chính xác. Do đó theo hệ Bát Nhã, người ta không thể thay nó bằng một danh từ nào cho thỏa đáng hơn mà chỉ tạm gọi là “Chân Không”. Sở dĩ gọi là Chân Không, vì nó đã vượt lên trên cái thể đối đãi của sắc mà viên dung với sắc, nên nói Không tức là Sắc.

Vì Không tức là Sắc, cho nên Không chỉ tồn tại chính nơi ssắc. Vì Sắc tức là Không, nên sắc chỉ có thể hiện hữu ở trong không, chứ không thể lìa không mà có sắc. Điều đó có nghĩa là: Sắc và Không đồng thời hiện hữu và tồn tại trên nguyên tắc “Phi nhất phi nhị, bất tức bất ly”, và sự hiện hữu mầu nhiệm của sắc như thế, nên được gọi là “Diệu hữu”.

Đến đây, Bồ Tát Quán Tự Tại đã mở ra cho chúng ta một cảnh giới mới lạ và mầu nhiệm mà từ lâu đã bị vùi lấp trong cách nhìn lệch lạc của vô minh. Cảnh giới ấy theo Bát Nhã chính là “Chân Không – Diệu Hữu” và cũng là cảnh giới thật tại viên dung của vạn pháp mà Lục Tổ Huệ Năng đã trực nhận: “Vô nhất vật trung vô tận tạng, hữu hoa hữu nguyệt hữu lâu đài.”.

Tóm lại: Vì hành quyền thừa Bồ Tát không nhận được tánh cách viên dung của Không và Sắc, là phát sinh kiến chấp “Phi hữu phi kông”, nên Bồ Tát quán Tự Tại mới thuyết minh hai câu kinh này để đưa họ ra khỏi kiến chấp sai lầm đó và đồng thời khiến cho họ có một cái nhìn khoáng đạt và viên dung hơn ở nơi hiện tượng giới.

  • Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng….. bất tăng bất giảm”.

Đoạn này thuyết minh về “Tướng không” của các pháp, tướng không này chính là thật tướng vô tướng bình đẳng vô sai biệt của tất cả các pháp thế xuất thế gian. Vì tất cả mọi hiện tượng của các pháp đếu là tướng duyên sanh huyễn hóa không có thật thể tồn tại và cố định, đương thể tức không, nên gọi là “Tướng không”.

“Không” có nghĩa là không tất cả mọi hiện tương tương phân đối đãi, mang tính cách thường t ại và cố định, và “Không tướng” này chính là thật tại tính của các pháp. Thật tại tính này chỉ có thể đạt được bằng sức quán chiếu của trí huệ Bát Nhã Ba La Mật. Nhưng trí huệ Ba La Mật là loại trí huệ tuyệt đối thanh tịnh, xa lìa tất cả mọi ý niệm tương phân đối đãi, nên “Thật tại tánh không” này cũng không thể có những hiện tượng sai biệt, tương phân tồn tại trong nó. Do đó, những vấn đề: sanh, diệt, có không, sạch dơ, tăng giảm.v.v… chỉ là những ý niệm sai lầm của chúng sanh theo hiện tượng hợp ly của các pháp mà phân biệt, chấp trước, nên mới thấy có những hiện tượng sai biệt, đối đãi diễn ra trên “Thật tại tánh không” của các pháp, chẳng khác nào hiện tượng hoa đốm ở hư không. “Thật tại tánh không” vốn không có những hiện tượng tương phân sai biệt ấy, vì tánh ấy bổn lai bất động, nên nói: “Tướn gkhông ấy chẳng sanh diệt .v.v… “.

Sáu chữ Bất của đoạn kinh văn trên nhằm khẳng định cái “Thật tại tánh không” vốn xa lìa tất cả mọi hiện tượng tương phân đối đãi. Dù ở thánh hay phàm, mê hay ngộ, nó vẫn như nhiên, không thêm, không bớt, không sanh, không dơ, thường tại và bất động. Nhưng chỉ vì theo duyên sai biệt mà tính ấy khởi lên những hiện tượng bất đồng, rồi do những vọng niệm phân biệt sai lầm của chúng sanh mà thấy có hiện tượng ngàn sai muôn khác, chứ “Thật tại tánh không” vẫn như như bất động (tuỳ duyên bất biến).

  • Từ câu “Thị cố không trung” …. “…. Vô ý thức giới”.

Đoạn này nói về hiện tượng các pháp thế gian sắc và tâm, vốn không có ở trong “Thật tại tánh không” của các pháp. Tánh không ấy vốn xa lìa tất cả mọi hình danh sắc tướng, nhưng vẫn tùy duyên ứng hiện ra tất cả pháp hợp với tâm niệm chúng sanh.

Kinh Lăng Nghiêm nói: “Tánh của sắc và không đều là tánh của chân không thật tại”. Tánh ấy bản lai vẫn thanh tịnh bất động, nhưng tuỳ theo tâm niệm và nghiệp lực của chúng sanh mà ứng hiện ra thiên hình vạn trạng. Đó đều là do phân biệt, so đo của ý thức và chỉ có giá trị trên mặt ngôn thuyết, chứ không có thực nghĩa.”.

Tóm lại: Đoạn này Bồ Tát dạy: các pháp thế gian ấm, nhập, xứ, giới đều do tác dụng quan hệ nhân duyên mà hình thành như huyễn, như hóa, chẳng khác nào hoa đốm ở hư không, không có thật thể tồn tại ttrong “Chân không thật tại tính”.

  • Từ câu: “Vô Vô minh diệt, …. Vô khổ tập diệt đạo”.

Đoạn này Bồ Tát thuyết minh về các pháp xuất thế gian, mười hai nhân duyên và tứ đế, đều không có trong chân không thật tại tánh.

Tất cả các pháp của đức Phật nói ra đều nhắm vào mục đích là dẫn dắt chúng sanh ra khỏi thế giới đầy uế trược và khổ đau. Do đó, những phương pháp tu tập do đức Phật nói đều gọi là pháp xuất thế. Hơm nữa, đức phật nói pháp bao giờ cũng thuận theo thời tiết, nhân duyên và căn cơ sai biệt của chúng sanh, nhưng mặc dù là pháp xuất thế vẫn không giá trị tồn tại và cố định. Do đó, pháp tứ đế và thập nhị nhân duyên, nhữn gpháp tu của tứ thánh thanh văn và duyên giác, cũng là pháp duyên sanh do đức Phật ứng cơ mà nói để khai ngộ cho chúng sanh. Đến khio giác ngộ rồi, tức trực nhân tánh không của vạn pháp thì các pháp ấy không còn tồn tại nữa.

Ví như người muốn qua sông thì phải dùng bè (pháp xuấ`t thế) để qua, khi đến bờ bên kia rồi (tức đạt được chân lý) thì chiếc bè không còn giá trị nữa. Do đó, ở nơi bờ bên kia vốn không hình trạng và tên gọi của chiếc bè. Cũng vậy, trong “Thật tại tánh không” vốn không có các pháp thập nhị nhân duyên và tứ đế.v.v…

Tóm lại: Đoạn này Phật vì muốn phá những quan niệm chấp trước của hàng tiểu thừaq, cho rằng pháp xuất thế mười hai nhân duyên và tứ đế.vv….. là thật có và cố định, nên đức Phật mới khai thị rằng: TỨ đế và mười hai nhân duyên chỉ là pháp duyên ssanh, vốn không thật có trong “Thật tại tánh không” của các pháp.

  • “vô trí diệc vô đắc”.

Đây lànói về quan niệm của Bồ Tát. Nên biết, pháp tu căn bản của Bồ Tát là sáu pháp Ba La Mật. Trong sáu pháp này thì trí huệ Ba La Mật là đóng vai trò chủ yếu, vì muốn thành tựu mọi công hạnh tự lợi lợi tha, nếu phi trí huệ Ba La Mật thì không thể được. Thế nên, trong quá trình tu tập, Bồ Tát luôn luôn vận dụng trí huệ để diệt trừ phiền não vô minh, để đạt đến mục đích giải thoát sanh tử, chứng đắc Niết Bàn. Đây loà đứng trên phương diện mê ngộ đối đãi mà nói, nên còn thấ`y có trí để tu, Niết Bàn giải thoát để chứng. Nhưng, nếu đứng trên phương diện tuyệt đối mà nói, thì “Thật tế lý địa bất thọ nhất trần”, thật tại tánh không bản lai vốn xa lìa tất cả mọi hình danh sắc tướng, mọi ý niệm tương phân đối đãi, thường hằng thanh tịnh, sáng suốt nhiệm mầu, chẳng ngộ chẳng mê, không chứng không đắc. Thế nên, trí năng chứng và lý sở đắc không có lý do tồn tại trong chân không diệu hữu tánh.

Ví như, đất nước vốn xưa nay thanh bình thạnh trị bỗng nhiên giặc giã nổi lên, nước nhà loạn lạc, nhà vua phải sử dụng quân lính để dẹp giặc hầu đem lại thái bình cho đấ`t nước. Khi đất nước đã thanh bình cthì quân lính không còn sử dụng nữa, và ý niệm mong đạt được sự thanh bình của nhà vua cũng không còn tồn tại, vì hiện tại nhà vua đang sống trong cảnh thái bình vậy.

Cũng như thế, các Bồ Tát còn ở địa vị tu nhân chưa thể chứng được “Thực tại tánh không” thì cón có niệm tương phân đối đãi thấy có tu, có chứng, có trí, có đắc. Nhưng khi chứng được pháp thể thường trụ tịch diệt trạm nhiên bằng trí huệ Ba La Mật, thì mọi ýniệm tương phân đối đãi không còn nữa. Do đó, các ngài không còn thấy có trí năng chứng và quả vị sở đắc vậy.

  • Từ câu: “Dĩ vô sở đắc cố …. Mộng tưởng cứu cánh Niết Bàn.”

Trong phần này, Phật dạy, Bồ Tát sau khi thành tựu trí huệ Ba La mật thật chứng được lý thể chân như, xa lìa tất cả mọi ý niệm tương phân đối đãi, không thấy có trí có đắc, luôn luôn an trụ Bát Nhã Ba La Mật, nên tâm thể rỗng rang không còn chứng ngại. Vì không còn chướng ngại, nên không còn sợ sệt lo âu ttrước những ảo tưởng biến thiên của Bồ Tát (Bồ Tát chứng được vô sanh pháp nhẫn). Do đó, Bồ Tát đã xa lìa được tất cả những mộng tưởng đảo điên và chứng đắc cứu cánh Niết Bàn, thành tựu giải thoát đức. Đến đây Bồ tát thật sự chứng nhập pháp thể chân như thường hằng bất động tức đã thành tựu pháp thân đức. Bấy giờ, trí giác viên minh hoàn toàn rốt ráo, chiếu tận cùng pháp giới, soi thấu suốt vi trần, không có gì chướng ngại, tức là thành tựu được Bát Nhã đức.

  • “Tam thế chư Phật …. Tam niệu tam bồ đề.”

Đoạn này Phật dạy: tất cả chư Phật trong ba đời đều y vào pháp Bát nhã mà thành tựu quả vô thượng chánh đẳng chánh giác. Điều này có nghĩa là, Phật nói pháp Bát Nhã Ba La mật không những cho cac hàng Bồ Tát trong hiện tại y vào đó mà tu hành để thành tựu cứu cánh Phật quả, mà chính ngay chư Phật trong ba đời cũng y vào pháp này mà thành tựu vô thượng Bồ đề. Vì thế, trong kinh nói “Bát Nhã là mẹ đẻ của chư Phật trong ba đời” là vậy.

  • “Cố tri Bát Nhã Ba La Mật … chân thật bất hư.”

Đoạn này nói về công năng và diệu dụng của pháp Bát Nhã. Sở dĩ Bát Nhã được gọi là đại thần chú là vì công năng và diệu dụng của nó quá siêu việt không thể nghĩ bàn, bao gồm tất cả mọi lực dụng của các pháp thế và xuất thế gian. Vì thần chú có nghĩa là Tổng trì “Tổng nhất thiết pháp, trì nhất thiết nghĩa”, nghĩa là tổng thâu tất cả pháp nghĩa, nên có công năng bặt trừ tất cả khổ não và làm thành tựu mọi công đức không thể nghĩ bàn. Cũng thế, pháp Bát Nhã là tinh yếu của tất cả các pháp, nên có công năng diệu dụng cũng như thần chú vậy. Do đó, gọi pháp Bát Nhã là đại thần chú .v.v…

– Và cuối cùng là bài chú: “Yết đế, yết đế …. Tát bà ha.”

Y頮ghĩa của bài chú này là nói lên nỗi vui mừng vô hạn của những người đã vượt qua rồi biển khổ dđau thương của trần thế và đế`n bờ giải thoát tuyệt đối.

Còn vui sướng gì hơn, khi Bồ Tát dùng thuyền Bát Nhã để vượt qua bể khổ đau thương của cuộc đời, nào là sanh, già, bệnh, chết, nào ly, hợp, bi, hoan giờ đã vượt qua tất cả, và thật sự đã lên bời giải thoát tuyệt đối an vui. Bấy giờ Bồ Tát mới nhìn lại:

Biển trần như áng mây trôi

Con thuyền Bát Nhã cũng thôi tay trèo.

Lênh đênh gió dạt cánh bèo,

Trần gian huyễn mộng, gánh bèo làm chi!

Con đường giải thoát ta đi,

Hợp ly tụ tán có chi bận lòng?

15 – 04 – 1994

GIÁO SƯ: THÍCH NHUẬN HẢI.

Bài viết khác