Bài giảng: Phân Loại Văn Bản Theo Phương Thức Biểu Cảm

Phân Loại Văn Bản Theo Phương Thức Biểu Cảm.

I. Khái niệm về phương thức biểu đạt

 – Phương thức là phương pháp và cách thứ để làm vấn đề gì đó cho đạt kết quả cao nhất. – Biểu đạt là cách diễn đạt, biểu hiện một vất đề, tư tưởng, tình cảm vấn đề.

II. Các loại văn bản được chia theo phương thức biểu cảm.

1. Phương pháp biểu đạt tự sự: kể lại một chuỗi các sự kiện theo trình tự thời gian.

Dấu hiệu nhận biết: – thời gian, không gian, chuỗi sự kiện, có tính liên kết, thống nhất logic về nội dung và hình thức.

2. Phương thức biểu cảm miêu tả: – cách sử dụng từ ngữ hình ảnh để làm nổi bật đặc điểm tính chất hình thức của một nội dung.

– Dấu hiệu nhận biết: + Theo trình tự thời gian, không gian. + Từ khái quát tới đặc điểm cụ thể. + Giúp người đọc hình dung về đối tượng.

3. Phương thức biểu đạt biểu cảm: cách sử dụng từ ngữ bộc lộ cảm xúc tình cảm, tư tưởng, một triết lí nhân sinh.

– Dấu hiệu nhận biết: + Từ ngữ mang tính biểu cảm: ôi, trời ơi, rất, quá, lắm…(bài tham luận không nên dùng quá nhiều từ biểu cảm).

+ Các dấu câu: chấm than (!), dấu hỏi (?). Ví dụ: cô có thể làm như thế được sao? Vừa hỏi vừa mang tính biểu cảm không hài lòng.

4. Phương thức biểu đạt nghị luận. – Dấu hiệu nhận biết: + Đưa ra lý lẽ lập luận dẫn chứng để bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề nào đó mà mình cho là đúng hoặc sai. + lý lẽ chặt chẽ, sắc bén.+ Lập luận logic liên kết nhau.+ Dẫn chứng chính xác.+ Mục đích: thuyết phục đối tượng theo định hướng của mình. Giải thích để người ta hiểu, Phân tích chứng minh để người ta tin, thuyết phục.

5. Phương thức biểu đạt thuyết minh: – Cách giới thiệu một sự việc hiện tượng nào đó, giúp người đọc hình dung khái quát về sự vật hiện tượng đó, theo trình tự thời gian và không gian.

6. Phương thức biểu đạt hành chính: – Dấu hiệu nhận biết: Cách sử dụng ngôn ngữ hành chính trong đời sống cho phù hợp với đặc trưng của văn bản hoặc phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.

(Bài tập về nhà: Học viên hãy viết một bài văn ngắn không quá hai trang giới thiệu về trụ xứ mình đang tu hành).

 Ghi chú: Giảng viên: Ths. Nguyễn Thu Hà, pháp danh: Huệ An;

Đăng bài: Văn Thành.

Bài viết khác