Sứ mạng trụ pháp vương gia trì Như Lai Tạng

Sứ mạng của một vị Tăng là “trụ pháp vương gia trì như lai tạng”

anh phat

Sống trong cuộc đời, mỗi người đều phải có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình.

Người tại gia có trách nhiệm với gia đình với xa hội, người xuất gia phải có trách nhiệm với chùa chiền, với sự nghiệp hoằng dương Phật pháp. Đã là người xuất gia, ít nhiều ai trong chúng ta cũng phai có trách nhiệm trước sự thịnh suy của ngôi nhà chính pháp.

Chính vì lẽ đó, người con Phật phải gánh vác một trọng trách rất lớn. Trước hết chúng ta phải hoàn thành trách nhiệm tu tập của bản thân, trách nhiệm với bản tự đồng thời phải làm cho chính pháp lưu truyền rộng rãi ở thế gian. Chính pháp có tồn tại hay không hoàn toàn phụ thuộc vào hàng ngũ xuất gia, đặc biệt trong thời đại ngày nay, thời đại của toàn cầu hóa dưới sứ mạng của một người:”Trụ pháp vương gia, trì như lai tạng”, chúng ta phải làm gì cho ngôi nhà Phật pháp trong hiện tại và tương lai? Đây là một vấn đề mà tất cả những người con Phật đều phải lưu tâm!

Trụ pháp vương gia, trì như lai tạng” hay nói cách khác đó là trọng trách của vị trụ trì, nó quyết định vận mệnh tồn vong của cơ sở Phật giáo tại địa phương đó. Nói như vậy không có nghĩa là chỉ cho các bậc tôn túc lãnh đạo còn mình  thì vô can. Con đường hoằng pháp không nhất thiết phải đợi đến khi làm trụ trì, mà ngay trong cuộc sống hằng ngày, từ nơi thân giáo, khẩu giáo và ý giáo của mình. Chúng ta có thể đem đạo Phật đến cho mọi người bằng nhiều hình thức. Nhất là trong thời đại hội nhập này, thời đại có nếp sống vật chất thịnh hành đến cực độ, làm cho đạo đức con người suy đồi. Sự suy đồi ấy không chỉ diễn ra ngoài xã hội mà còn tác động đến cả nếp sống nơi chốn tùng lâm. Do đó người xuất gia là người mang sứ mạng truyền bá giáo lý, xiển dương chính pháp để Phật pháp được duy trì ở thế gian. Chính vì vậy mỗi chúng ta phải am tường vai trò một vị trụ trì để làm tròn nhiệm vụ của mình với sứ mệnh: “trụ pháp vương gia, trì như lai tạng”. Được như vậy là chúng ta phải kiện các phương diện như hoằng pháp, về tư cách trách nhiệm cũng như am tường các vấn đề về nội điển cũng như ngoại điển của một sứ giả Như Lai. Nhất là vai trò trong thời hiện đại cũng như tương lai lại càng quan trọng hơn.

Ngay từ buổi đầu xuất gia chúng ta đã mang trong mình một hoài bão lớn, phát túc siêu phương,tâm hình dị tục, thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu”. Khi đã ý thức được nhiệm vụ của mình, tiếp nối đường đi của  những bậc tiền bối khai thông cửa tuệ cho hậu thế.

Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sinh vi bổn hoài, khác hẳn thế gian, chúng ta là người đi ngược dòng đời,         lấy việc hoằng dương chính pháp mà còn phải như pháp tu hành, song vấn đề không được sao lãng là giới hạnh trang nghiêm: vì tỳ ni tạng trụ, Phật pháp trường tồn. Đây là điều kiện quan trọng để duy trì mạng mạch Phật pháp, vì giới luật còn thì Phật pháp còn.

Với ý ngĩa đó là một vị trụ trì không chỉ giữ giới luật tinh nghiêm mà còn phải am tường giới luật, nghĩa là vị trụ trì điều đơn giản đầu tiên là phải biết truyền tam quy ngũ giới và bát quan trai giới cho Phật tử, đó là đối với hàng tại gia. Đối với hàng xuất gia thì vấn đề phức tạp hơn, cho nên luật dạy, năm hạ về trước tinh chuyên giới luật, năm hạ về sau mới được tham thiền học đạo, là ý này vậy.

Bên cạnh đó vị trụ trì phải thông suốt các điều luật của giáo hội ban hành, đồng thời phải thông thạo các nghi lễ truyền thống Phật giáo để tổ chức các lễ hội Phật giáo. Cho nên vấn đề thuyết pháp và nghi lễ là điều không thể thiếu đối với một vị trụ trì.

Trong thời đại ngày nay xã hội ngày càng phát triển, người trụ trì cần nắm bắt vấn đề xã hội để hiểu biết được tâm lý lớp trẻ tiện cho việc nuôi dạy dỗ chúng và hướng dẫn Phật tử , vị trụ trì nên tùy theo năng khiếu từng người mà phát huy khả năng đó, đồng thời phải biết  cách kỷ luật với những người vi phạm thanh quy để họ có cơ hội tốt hơn. Cần phải biết lắng nghe để hiểu những quan điểm tâm tình của chúng…, có như thế mới cảm thông, tùy theo đối tượng mà có những cách sử lý cho thích hợp.

Chúng ta phải biết rằng bằng hình thức truyền bá tư tưởng của  Đức Phật qua kiến thức Phật học mà mình đã thực nghiệm, không phải ngôn ngữ của văn tự mà phải bằng thực nghiệm tự thân. Đây mới chính là cách đưa đạo Phật vào đời hiệu quả. Có được như vậy đạo Phật mới thực sự có lợi ích nếu không thể hiện được điều này thì giáo lý nhà Phật có hay, có đẹp nhưng không thực tế và đi vào cuộc sống được, không sống được trong lòng dân, vì đệ tử của Ngài không làm được những gì Ngài dạy làm sao dạy cho ai. Cho nên người làm trụ trì ngày nay làm công việc phục vụ tín ngưỡng phải có một đời sống tâm linh, để đưa chính pháp của Đức Phật vào đời sống. Trộm nghĩ nếu thẩm thấu và tự trau rồi hay được thọ học huấn luyện từ trường lớp một cách kỹ lưỡng, chu đáo thì việc hoằng pháp và sứ giả hoàng pháp sẽ tự tin hơn, dũng mãnh hơn để đặt chân đến những vùng đất đang cần hơi thở tình thương của đạo Phật. Làm được điều này người học Phật mới xứng đáng khi thọ cơm của thí chủ đàn na./.

hoa sen dep                                                  Tối 20 -2  Đinh Dậu ( 2017)

       Bài viết: Thầy Thích Nữ Trung Nhã  trụ trì chùa Kim Sơn.

Vi tính: Diệu Trinh

 

Bài viết khác