Tìm hiểu nỗi oan của Thái sư Lê Văn Thịnh qua lăng kính tính không trong Trung Quán Luận

Bài viết này, trình bày thuyết Tính không trong Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ (Nagarjuna) và quán chiếu từ đó tới hành trạng thái sư Lê Văn Thịnh xưa. Theo Long Thọ trình bày về Tính Không là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt Trung Quán Luận, Tính Không là biểu hiện của sự vật và hiện tượng là vô thường, vô ngã, là nhân duyên hòa hợp không cố định. Nhận thức được triết lý này con người sẽ tự giác thoát ra khỏi sự chấp trước (tham, sân, si) mà sống trong tỉnh thức. Quá trình tìm hiểu Tính Không liên hệ tới con người Lê Văn Thịnh là một quá trình phức tạp, do các pháp là vô ngã, nên sự kiện con người thái sư Lê Văn Thịnh cũng là vô ngã. Mỗi cá nhân trong số chúng ta khi đã hiểu được vấn đề liên quan tới vô ngã thì chúng ta sống với thực tại, chính niệm sẽ bớt khổ đau đem lại an vui.

Từ khóa: Nỗi oan của Lê Văn Thịnh qua lăng kính Tính Không, Trung Quán Luận, Bồ Tát Long Thọ

Mở đầu

Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã hơn 2000 năm lịch sử, nó tạo cho nhân dân ta một niềm tin mãnh liệt vào khả năng của bản thân để sống đúng, sống đẹp và sống trong sáng thuần khiết theo tinh thần tư duy vô ngã, tức Tính Không. Tính không trong Trung Quán Luận của bồ tát Long Thọ (Nagarjuna, khoảng thế kỷ II- III) ra đời tại đất nước Ấn Độ, truyền tới Trung Quốc, lan tỏa tới Việt Nam. Thuyết Tính Không cho rằng mọi sự vật, hiện tượng (pháp) đều do nhân duyên hoà hợp mà thành, nên thực tướng của chúng là vô tướng. Tư tưởng “Không” hay “Tính Không” cũng là tư tưởng cốt tủy của Phật giáo. Thế nên Thư Bác Hồ gửi Phật tử Việt Nam (30/08/1947) ngợi Thích Ca Mâu Ni, Long Thọ là một người có trí tuệ và từ bi cứu khổ cứu nạn như sau: “ …Đức Phật là đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn, muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn, người phải hy sinh tranh đấu diệt lũ ác ma…”[1]. Đây là một minh chứng to lớn về sự tác động của giá trị thần dược từ bi và trí tuệ trong triết học Phật giáo,cái logic và biện chứng của Tính Không trong Trung Quán Luận và tư tưởng minh triết trong Phật giáo có thể tẩy rửa những oan ức, khổ đau cho nhân loại, cho chính mỗi số phận con người Việt Nam nói riêng, mà Lê Văn Thịnh thị lang là hiện thân điển hình.

 

Hình ảnh Long Thọ Bồ Tát thế kỷ II – III Tây lịch

Trong thế giới vô thường nhìn nhận dưới phương diện đa chiều không ngừng vận động phát triển thì có vô vàn nhân duyên tạo tác mà con người là tổng hòa mọi mối nhân duyên ấy. Theo Long Thọ, khi các duyên hòa hợp thì có nhân trước quả sau[2]. Theo thuyết Duyên khởi để giải thích về con người không tướng trạng, không tướng trạng tức là Tính Không. Như ta đã biết một con người từ khi được sinh ra cho tới lúc viên tịch tất lẽ phải tuân theo quy luật “ sinh, lão, bệnh, tử”.Vậy, dùng thuyết Tính Không để quán chiếu thì Lê Văn Thịnh cũng không thể nằm ngoài quy luật đó. Do nay, qua tư liệu lịch sử cho biết Lê Văn Thịnh là một trạng nguyên khai khoa, tài trí hơn người, có công lao lớn với non sông Đại Việt, song lại có nhiều ý kiến trái chiều nhau về nỗi oan của ông. Đây cũng là vấn đề bức xúc gây nhiều tranh cãi, tốn rất nhiều thời gian, giấy bút đối với những người quan tâm, các nhà nghiên cứu, các nhà sử học. Với tư cách là nhà nghiên cứu Phật học, tác giả muốn dùng cây bút “qua Lăng kính Tính Không trong Trung Quán Luận” soi rọi tìm hiểu phần nào làm sáng tỏ vấn đề trên.

Tuy nhiên, vẫn biết rằng sự vật, hiện tượng,con người do duyên đủ mà thành, thực tướng của các vấn đề đó là vô tướng, Tính Không. Mỗi khi thân tâm ta chiêm nghiệm, quán chiếu được các vấn đề thực tiễn, con người theo cách sâu chuỗi logic như kiểu của Long Thọ, cùng với trí tuệ và từ bi bao la, làm việc khách quan khoa học ắt có phước duyên an lành trong mọi lúc, mọi nơi.

Nguyên nhân dẫn đến  nhầm lỗi trong cuộc sống, cuộc đời thì muôn hình muôn vẻ, trừ khi ta đã tu thành Phật, thành Thánh thì ta mới hết lỗi oan uổng ở đời. Tuy nhiên ta cũng cần lưu ý rằng, theo Long Thọ mọi sự vật, hiện tượng là bất sinh và bất diệt, thực tướng là thanh tịnh, không sắc cũng không vô sắc.

Theo Tính Không của Long Thọ, đạo đức và hành vi của người thực tướng của nó là Không, do vậy, chúng ta không nên chấp vào tướng đạo đức, tướng hành vi đó, mà phải nhấn mạnh tới trách nhiệm ý thức tốt khi mọi người tham gia vào công việc cuộc sống hằng ngày, có ý thức làm những điều phúc thiện tốt hơn cho cuộc đời.

Từ thuở bình minh tới nay, con người nhờ ngôn ngữ, thông qua lao động đã biết kế thừa và sáng tạo phát triển khoa học, kỹ thuật làm cho cuộc sống tiện nghi khá giả hơn, nhưng bên cạnh đó những nguy cơ hủy diệt về tiền của, mạng sống con người cũng không nhỏ mà nó thường biểu hiện thành tần số sóng trong mỗi thời đại.

Để tìm lời giải đáp cho uổn khúc trên ta lấy Tính không trong Trung Quán Luận liên hệ tới thái sư Lê Văn Thịnh nhằm bổ sung thêm lý luận trong việc phân minh chính tà, oan – không oan góp phần xây dựng quê hương đất nước phồn thịnh hơn.

  1. Vấn đề Tính Không tại Trung Quán Luận

Toàn bộ Trung Quán Luận của Long Thọ là sự nhất quán thuyết Tính Không, mọi sự vật và hiện tượng đều được quán chiếu trong tương quan, tương sinh bởi chúng không có bản chất độc lập, không có tính cố định, cái này phụ thuộc, chi phối cái kia và ngược lại.

Phật giáo Đại Thừa chính thức thành danh phải nhờ công Long Thọ kế thừa Tính không trong KinhBát Nhã kết hợp với ý tưởng “Đại thừa” của Mã Minh,Vô Trước theo tinh thần “Trung quán”. Trung Quán Luậnlà tác phẩm nổi tiếng của Phật giáo Đại thừa, do chính Long Thọ Bồ Tát trước tác. Trong đó ông tập trung triển khai triết lý Vô ngã, Vô thường, Vô pháp, Duyên khởi của Phật giáo bằng phép biện chứng “Bát Bất”.

Trung Quán Luận tiếp tục khẳng định bản thể luận Vô Thường ( Anitya, 無常), Vô ngã (Anattā, 無 我) đã có từ  Phật giáo Nguyên thủy. Vô thường chỉ bản chất thay đổi liên tục của vạn vật theo thời gian. Vì bản thể của chúng đều do các nhân duyên hòa hợp mà thành.

Long Thọ đã phân tích nội hàm khái niệm “Không” trên tinh thần bản thể luận và nhận thức luận siêu vượt tư duy thông thường:

Các pháp do duyên sinhNên ta nói là không

Cũng gọi là giả danh

Cũng là nghĩa trung đạo”.

(Chúng nhân duyên sinh phápNgã thuyết tức thị không

Diệc vi thị giả danh

Diệc thị trung đạo nghĩa).[3]

Khái niệm Không của Bát Nhã nhất quán hơn với nghĩa rằng, “Tính Không” là các pháp duyên sinh, là “Không”, cũng gọi là “giả danh”, đó chính là nghĩa “Trung đạo.” Long Thọ thấy rằng, bất kỳ hiện hữu nào cũng thường được nhìn qua hai mặt là “Không” và “ có”. Song “ có” cũng chỉ là giả danh. Ví như Long Thọ đã khẳng định được rằng Vô pháp là nhờ duyên sinh, có duyên sinh là vô tướng tức Tính không như một bản chất đích thực của thực tại bằng một lời bất hủ sau: “với Tính  không, tất cả đều có thể, không có Tính Không tất cả đều không thể[4] Câu nói này thật thú vị, rằng, một khi nhìn nhận quan sát các việc tham gia vào cuộc sống đối nhân xử thế ở đời, con người thấy thực thể nó là vô tướng mà vô tướng ấy là diệu hữu, cái diệu hữu này nó chi phối  các vấn đề của thế gian, con người không thể thoát khỏi diệu hữu ấy.

Tính Không là một vấn đề khó, khi vận dụng Tính Không vào việc tìm hiểu, giải quyết vấn đề con người trong  mối quan hệ với các duyên qua cuộc sống thường nhật, hơn nữa để có bước đột phá ứng dụng giải quyết vấn đề này lại càng khó hơn. Nhưng khó hơn không có nghĩa là  không thể giải quyết được, ở đây Long Thọ dùng đoạn kệ mở đầu Trung Quán Luận bằng pháp phủ định Bát Bất sau:

Chẳng sinh cũng chẳng diệtChẳng thường cũng chẳng đoạn

Chẳng một cũng chẳng khác

Chẳng lại cũng chẳng ra”.

(不生亦不滅不常亦不斷

不一亦不異

不來亦不出)[5]

           “Chẳng” là dịch nghĩa của chữ Bất (不) trong Hán Văn. Người học Phật theo tư tưởng Không trongTrung Quán ứng dụng vào con người ta thấy mối liên hệ, quán chiếu về con người ở thể phân tích, tức Không, hay quán tưởng con người thấy Tính Không, lại có thể quán tưởng đương thể thấy Tính Không. Do vậy, Bát bất trong kệ kia là minh chứng cho tính Không cho việc liên hệ tới thái sư Lê Văn Thịnh, vì thái sư cũng là một con người như bao con người khác. Chỉ khác là ông là người có nhân duyên gặp thời, hội đủ duyên thông minh, học hành chu đáo, một lòng vì đất nước, với quê hương. Để tìm hiểu rõ Tính Không liên hệ tới thái sư Lê Văn Thịnh cần phải tu tập cho tâm trí trong sạch, quán chiếu các pháp do nhân duyên hòa hợp mà tán mà thành lại tán, chúng là Không, từ đó ta có an vui, giúp người khác an vui lợi ích thiết thực trên tinh thần thực thể cuộc đời.

 

Vòng tròn tính Không của kiếp người

  1. Thái sư Lê Văn Thịnh qua lăng kính Tính Không trong Trung Quán Luận.

 

Trong C.Mác – Ănghen toàn tập có đề cập tới vấn đề con người. Con người là thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội: “…Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội…”Con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của lịch sử[6]. Trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong Triết học Mác – Lê Nin ta thấy quy luật “ phủ định của phủ định” tựa như phương pháp “ Bát bất” trong Trung Quán Luận. Qua đó ta thấy một điểm chung toát ra đó là nhằm chỉ thực thể sự vật, hiện tượng luôn vận động biện chứng, vô ngã, tức Tính Không. Vậy thì Thái sư Lê Văn Thịnh là một con người cũng chịu sự chi phối bởi cái vô ngã, Tính Không ấy..

2.1.         Hoàn cảnh ra đời của Thái sư Lê Văn Thịnh.

Hình ảnh nhà Lê Văn Thịnh xưa nay thành chùa Thiên Thư

Về ngày, tháng, năm sinh của Thái sư Lê Văn Thịnh, có một số ý kiến khác nhau, có quan điểm cho rằng ông sinh năm 1038, nhưng có ý kiến khác lại khẳng định ông sinh năm 1050 . Tuy nhiên theo tư tưởng Tính Không trong Trung Quán Luận như đã nói ở trên, thực tướng là thanh tịnh, không sắc cũng không vô sắc, tất cả do duyên đủ mà thành.

 Theo Ngọc Phả Đức Thái Sư Đại Vương ( Trạng Nguyên Lê Văn Thịnh) được lưu giữ tại Đền Thờ Lê Văn Thịnh ngày nay cho thấy, cha của Lê Văn Thịnh họ Lê, húy Thành, ở Bảo Tháp khu, Đông Cứu trang, Gia Định huyện, Thuận Thành phủ, nay là thôn Bảo Tháp, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Mẹ Trần Thị Tín ở Từ Sơn phủ, Quế Dương huyện, Ngô Xá trang. Bà kể lại rằng; Vào Canh ba Bà nằm mơ có ngôi sao to như cái đấu giáng vào bụng, nghe vậy ông Lê Văn Thành đoán đó là điềm lành, quả thực:

Ngày đi tháng lại trôi qua.

Canh dần “xuân trọng” sinh ra nam hiền[7]

Theo Ngọc Phả Lê Văn Thịnh sinh ngày (11/02 năm 1050 (Canh Dần)- 07/01/?) . Lê văn Thịnh ra đời với khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú, mọi người yêu quý và được nhận định là “nhân kiệt của trời Nam[8]. Lên ba tuổi hay cười hay nói, hiểu mọi điều lễ nghĩa, thường hay kính nhường, lên bảy tuổi học một biết mười. Tuổi thơ của cậu bé Thịnh được ẩn hiện trong làng quê bình dị cũng như bao đứa trẻ khác: “ Ngày ngày cậu dành buổi sáng và tối để học chữ Thánh hiền, chiều đến cậu lại cùng các bạn nhỏ dong trâu lên núi chăn dắt và kiếm củi[9]. Tới năm mười ba tuổi, kinh sử mọi sách am hiểu, thông suốt thiên văn địa lý, được ví như thần đồng, nhiều người thán phục. Dưới sự chăm sóc, đùm bọc yêu thương và dạy dỗ ân tình của người cha nhà nho và người mẹ tảo tần hôm sớm, khiến tài năng của cậu ngày càng lộ rõ. Nhưng đến năm mười tám tuổi, bố mẹ đều mất, ông khóc kêu trời, lo liệu ba năm tang xong, Lê Văn Thịnh liền tới tới phủ Từ Sơn, huyện Quế Dương dạy dân văn tự, khuyên dân làm thiện.

Rồi vào tháng hai năm 1075 ( Ất Mão), vua Lý Nhân Tông tổ chức kỳ thi Minh Kinh Bác Học và Nho học Tam trường, nhằm tuyển chọn hiền tài trong toàn cõi Đại Việt để giúp vua xây dựng non sông. Lê Văn Thịnh đã dự thi và đỗ đầu, cũng là vị khai khoa của đất trời Nam khi ông tròn hai mươi năm tuổi[10].

Hình ảnh vị khai khoa Lê Văn Thịnh luôn ẩn hiện  trong tâm trí mỗi người dân trong làng quê Bảo Tháp nói riêng và là tấm gương sáng cho nhân tài đất Việt kế nghiệp cha ông. Quả thực sau Lê Văn Thịnh thì:

“ Nhân tài đua phát biết bao.

Như cây trên núi như sao trên trời”[11]

Ban đầu ông được vào hầu vua dạy học, sau đó ông được vua Lý Nhân Tông phong chức Thị lang bộ binh vào năm 1076 (Bính Thìn).

2.2. Lê Văn Thịnh nhà quân sự – ngoại giao

 Lê Văn Thịnh không chỉ đơn thuần là vị khai khoa của đất Trời Nam mà Ông còn xem như một nhà quân sự, nhà ngoại giao có một không hai trong lịch sử nước nhà, điều này được thể hiện xuyên suốt trong cuộc đấu tranh chống quân Tống lần 2 (1075-1077). Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan và nhà vua Lý Nhân Tông đã có sự suy xét, tính toán trước kẻ thù, cuối cùng đã đưa ra quyết định, chuẩn y kế sách của tướng quân Lý Thường Kiệt: “ Ngồi im đợi giặc, không bằng đem quân ra trước để chặn thế mạnh[12]. Ngày 10 tháng 12 năm 1075 quân ta do Tông Đản chỉ huy đã tấn công vào Ung Châu tiếp đến vào ngày 18 tháng 1 năm 1076 đạo quân Lý Thường Kiệt cũng tới Thành Ung[13]. Lời tấu chín chắn của Lê Văn Thịnh với Hoàng Thái Hậu rằng: “ Thành Ung rồi sẽ bị san phẳng.Nhưng nhà Tống vẫn còn mạnh[14].

 

Hình tượng Lê Văn Thịnh thờ trên ngai tại phòng học cũ xưa

Quả thực vào ngày 1 tháng 3 năm 1076, sau bốn mươi hai ngày kiên cường kháng cự Thành Ung bị thất thủ[15].  Sau những nhận định sắc sảo về phòng thủ đất nước của Lê Văn Thịnh, ông được Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan đánh giá rất cao: “ Người có tài quân sự[16]. Đúng như dự báo của Lê Văn Thịnh sau thất bại đau đớn ở Ung Châu, Tống Thần Tông lại cầm quân xâm lược Đại Việt, 8 ngày sau khi Thành Ung bị triệt phá tức ngày 9 tháng 2 năm 1076 Tống Thần Tông ra Chiếu đánh Đại Việt[17]. Rõ ràng sau nhiều cuộc giao tranh quyết liệt và đã làm tổn thương rất nhiều cho hai bên, nhưng cuối cùng tướng quân Quách Quỳ cùng hàng vạn quân đã vào thòng lọng của ta.

Trong những đại thắng này, phải nói đến những quyết sách đúng đắn của Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan và vua Lý Nhân Tông cùng đại tướng quân thái úy Lý Thường Kiệt, phò mã Thân Cảnh Nguyên, tướng hoàng tử Hoàng Chân vv… Nhưng bên cạnh đó không thể không nhắc tới Lê Văn Thịnh với những nhận định sắc bén, chính xác trước kẻ thù. Qua những phân tích, dự báo, suy xét, tính toán trong những lời tấu của Lê Thị Lang ( Lê Văn Thịnh) hiện rõ vẻ cương nghị, quyết đoán như một nhà quân sự, một vị tướng giỏi thao lược biết địch biết ta, có lẽ đây chính là một trong những vị thuốc tinh anh của nghệ thuật đánh giặc giữ nước của ông cha ta để lại cho hậu thế vận dụng vào cuộc chiến trường kì chống quân xâm lược. Thao lược quân sự tài ba của ông, một lần nữa được minh chứng qua nội dung bức thư giửi Quách Quỳ[18]. Nhân tài họ Lê lần này đã dùng ngòi bút làm cung tên, giáo mác, nhưng cũng chính ngòi bút ấy lại là nghệ thuật, là vị thuốc chữa lành vết thương mang lại niềm an vui cho hai dân tộc. Bởi Lê Văn Thịnh vốn là trạng khai khoa, học rộng uyên bác nên ông dễ biết theo tinh thần Tính Không Long Thọ nói tới bốn chân lý chắc thật, đó là “ khổ – tập – diệt – đạo đế”, Khổ là kết quả của các khổ đau tương đối, tập là nguyên nhân dẫn tới quả khổ đau tương đối, ví dụ như ngoại giao không lành mạnh, sử dụng ngôn từ không khéo léo, tham, sân, si…, diệt là kết quả  vui tuyệt đối, đạo là con đường, phương pháp tối ưu để có được an vui tuyệt đối. Nhưng bốn chân lý này vẫn đều là Không, cái Không này luôn liên hệ tới các tính cách, tình cảm, niềm vui của con người quê hương các dân tộc,… Để mỗi dân tộc luôn thanh bình thì mọi người đều cần phải lắng nghe hiểu thấu được rằng: “ vì không có bốn thánh đế, nên: biết khổ, đoạn tập, chứng diệt và hành đạo, bốn việc đó đều không”. Bằng tri thức uyên thâm, Lê Văn Thịnh đã vận dụng sự uyển chuyển của ngoại giao để chuyển hóa tâm thức con người nhận diện đánh thắng giặc ngoại sâm. Mặt khác, theo Tính Không của Long Thọ thì mọi pháp đều vô thường, sự vật là vô ngã, không cố định nên dễ thấy con người Lê Văn Thịnh là một con người tài ba quân sự, ngoại giao tài tình cũng vẫn trực thuộc các pháp “ bốn thánh đế” không ngoài Tính Không, vô ngã[19].

Tiếp đến, vào tháng sáu năm Giáp Tý (1084), ông được cử đi đến trại Vĩnh Bình (thuộc Cao Bằng ngày  nay) để bàn về việc cương giới với Chánh sứ nhà Tống là Thành Trạc mà trước đấy vào tháng sáu năm 1083 Đào Tông Nguyễn chưa hoàn thành nhiệm vụ. Sau khi đã “phân giải mọi lẽ[20]. Lê Văn Thịnh không hề tranh luận biện bác mà chỉ dùng thông tuệ, lựa lời uốn nắn giảng giải: “ Trong khoảng trời đất, Tống là một nước, Đại Việt là một nước. Các nước đối với nhau là quan hệ ngang hàng[21].

Rồi Lê Văn Thịnh có những trả lời lập luận chắc chắn: “ Sáu năm nay người Tống là thủ mưu nhiều vụ gây rối trị an trên lãnh thổ Đại Việt. Hơn nữa lại cho quân lấn chiếm đất đai. Chứng cớ rõ ràng, quan lại Tống đã nhận lỗi. Nhưng rồi, đâu lại đóng đấy ba mặt một lời xin nhà vua cho biết, việc ấy nên xử thế nào? Đó là mục đích mà sứ bộ Đại Việt tới Kinh đô nhà Tống lần này[22]. Cuối cùng nhà Tống chấp thuận trả lại cho Đại Việt 6 huyện (Bảo Lạc, Luyện, Miêu, Đinh, Phóng và Can) 3 động thuộc châu Quảng Nguyên (nay là phần đất ở phía Tây Bắc tỉnh Cao Bằng). Sau cuộc “phân giải mọi lẽ” đến thấu tình đạt lý, Lê Văn Thịnh được vua Tống ban chức Long Đồ Các Đãi chế[23].

Có lẽ đây là lần duy nhất trong lịch sử nước Việt bằng con đường ngoại giao đối thoại đã đòi được đất bị phương Bắc chiếm giữ mà không dùng đến giáo gươm, để lại một bài học bang giao có giá trị to lớn cho dân tộc Việt. Qua những đóng góp to lớn của Lê Văn Thịnh  đã được nhà vua Lý Nhân Tông cất lên làm Thái sư năm 1085 ( Ất Sửu)[24]Con đường quan lộ đang hanh thông – Thái sư đầu triều ( sau 10 năm). Nhưng đúng vào thời khắc đỉnh cao của sự nghiệp thì:

Thật là cay – đắng – ngậm – ngùi!!!

Chữ tai đã vận vào người tài hoa[25]

2.2.         Thực tướng Tính Không  về nỗi oan Lê Văn Thịnh theo TQL.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư ra đời vào thời Hậu Lê, kể lại vụ án như sau: “Mùa xuân, tháng 3, Lê Văn Thịnh mưu làm phản, tha tội chết, an trí ở Thao Giang . Bấy giờ vua( Lý Nhân Tông) ra hồ Dâm Đàm, ngự thuyền nhỏ xem đánh cá. Chợt có mây mù nổi lên, trong đám mây mù có nghe  tiếng thuyền bơi đến, tiếng mái chèo rào rào, vua lấy giáo ném. Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người sợ tái mặt, nói: Việc nguy rồi!”. Người đánh cá là Mục Thận quăng lưới trùm lên con hổ, thì ra lại là Thái sư Lê Văn Thịnh. Vua nghĩ Thịnh là đại thần có công giúp đỡ, không nỡ giết, đày lên trại đầu Thao Giang. Trước đấy, Lê Văn Thịnh có gia nô người nước Đại Lý có phép thuật kỳ lạ, cho nên mượn thuật ấy toan làm chuyện thí nghịch[26]. Qua đoạn trích trên ta thấy thực hư, hư thực lẫn lộn, lại nhớ tới cuộc đời Long Thọ, xưa ở Ấn Độ thông minh, học giỏi tinh thông pháp thuật, nhân một hôm cùng bạn vào cung vua gẹo các mỹ nữ bị vua cho quân lính truy đuổi chém chết người bạn, còn Long Thọ có phép thuật tàng hình ẩn trên mũ của vua thoát chết. Long Thọ thấy cuộc đời thật mong manh, từ đó đã chuyên tu theo Phật, học ngộ giáo lý Đại thừa, thông ngộ quán Tính Không.

Thích Quảng Hợp – Lý Thị Thảo

Bài viết khác