(PGVN) Ngày 08/06/2017, đức Đạt Lai Lạt Ma đã có buổi Pháp thoại chia sẻ với hơn 300 nhà quản lý và giáo viên Tây Tạng từ khắp Ấn Độ và Nepal: “Trong thời điểm nhân loại đang ở thời điểm quan trọng, các giáo viên, nhà cố vấn và các nhà quản lý giáo dục đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc lãnh đạo thế hệ mới hướng tới một thế giới đầy bi mẫn và hạnh phúc hơn.
Về đạo đức thế tục, đức Đạt Lai Lạt Ma nói, chính những giá trị bên trong này là nguồn gốc của cả một thế giới hài hòa về mặt đạo đức và sự bình an của tâm hồn và hạnh phúc. Ngài lập luận rằng hiện thực của thế giới hôm nay là nền tảng đạo đức trong tôn giáo không còn đầy đủ: “Đó là lý do tại sao chúng ta cần đạo đức thế tục”.
Đứng trên nền văn hóa Phật giáo và các giá trị của Tây Tạng trong phiên họp kéo dài một giờ, đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Người Tây Tạng là những người thực sự can đảm và mạnh mẽ với di sản tinh thần và thời gian. Sức mạnh, ý chí và lòng dũng cảm của nhân dân chúng ta xuất phát từ nền văn hóa của chúng ta vốn được gắn chặt vào các lời dạy của đức Phật và triết lý Phật giáo”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi tất cả các giáo viên tham dự: “Nghiên cứu logic và hệ thống tranh luận phát triển mạnh ở Tây Tạng, đã có ảnh hưởng to lớn trong việc định hình khoa học về Phật giáo Tây Tạng. Hệ thống này chỉ giữ trong truyền thống Tây Tạng. Do đó, cho dù người ta có chọn theo tín ngưỡng Phật giáo hay không là một vấn đề khác. Nhưng người Tây Tạng chúng ta phải nghiên cứu triết học Phật giáo và giữ gìn văn hóa tình yêu Tây Tạng và từ bi bất bạo động”.
Những người tham dự hội thảo về đạo đức thế tục do Sở Giáo dục – Cố vấn cao cấp tổ chức đã được đặc biệt đối thoại với đức Đạt Lai Lạt Ma vào ngày 08/06/2017.
Vân Tuyền (Nguồn: Tibet Bureau)