Vài nét về Bồ Tát sơ phát tâm trong Kinh Hoa Nghiêm và ý nghĩa của nó

  1. MỞ ĐẦU

Vào lúc 9h30 ngày 16/07/năm 2017 tại Đạo Tràng Linh Sơn chùa Tảo Sách, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, TP Hà Nội diễn ra buổi trao đổi Phật pháp giữa ba giảng sư Đại đức Thích Thanh Viễn, Đại đức Thích Quảng Hợp, Đại đức Thích Nhuận Trí với các cư sĩ, nam nữ Phật tử Đạo Tràng Linh Sơn chùa Tảo Sách với chủ đề: “Vài nét về Bồ Tát sơ phát tâm trong Kinh Hoa Nghiêm và ý nghĩa của nó”. Trước khi vào giảng, giảng sư cùng đại chúng Niệm Phật Cầu gia bị cho buổi giảng được kết quả cao nhất, giảng sư giảng đúng ý lời Phật, thính chúng khéo nghe lĩnh hội giác ngộ có kết quả an lạc nhất.

Với bài thơ Đạo về đạo về sự tu tập tới Đạo Tràng Linh Sơn như sau:

Đạo Tràng Linh Sơn

Đạo pháp xua tan hết thảy sầu

Tràng nghiêm niệm Phật gắng tu mau

Linh thiêng bậc nhất tâm bi sáng

Sơn cổ thiền lâm tỏa ngát châu

Thơ: Thích Quảng Hợp, 15/07/2017 

 

Một ngày mới đẹp trời, Chư tăng cùng chúng Phật tử rất vui được về lễ Phật, thăm quý Thầy ở trụ xứ chùa Tảo Sách và tham dự chia sẻ Phật pháp cùng Đạo tràng Linh Sơn Phật tử nơi đây. Giảng sư đã có lời kính chúc quý vị thân khỏe tâm an, mọi sự cát tường như ý. Để mở màn cho buổi thuyết pháp hôm nay, để tái hiện cảnh Phật thuyết pháp Kinh Hoa Nghiêm năm xưa với tiếng từ cây Bồ đề phát ra tiếng pháp vi diệu, thay vào ấy, hôm nay với bài hát “Niềm An Vui”, niềm an vui cũng luôn có thật, như bữa cơm thanh đạm dưa cà, giản đơn thôi người đừng đánh mất, khổ tâm đi tìm hình bóng đâu xa…Quyết quay trở về bờ giác an vui, kế đó là bài hát theo thể hát quan họ Bắc Ninh: “Khách Đến Chơi nhà” được thể hiện bởi đại đức Thích Nhuận Trí, đại đức hát rất hay đảm bảo các yếu tố: vang – rền – nền – nảy của quan họ.

Thông qua Đại đức Thích Quảng Hợp đã giới thiệu sơ qua về lịch sử chùa Tảo Sách. Căn cứ theo một số báo còn lưu lại cho rằng, chùa Tảo Sách (đọc sách dưới ánh ban mai (thế kỷ 15) hay chùa Tào Sách, tên tự là Linh Sơn Tự (hiện nay Thượng Toạ Thích Nguyên Hạnh đang trụ trì).

Theo bài viết của Thai Van Hai Ba về “Tham Quan Chùa Tảo Sách – Tây Hồ – Hà Nội – Một Ngôi Chùa Lịch Sử Hơn 600 Tuổi” cho rằng Thái tử Uy Linh Lang con thứ 7 của vua Trần Trân Tông, hoàng hậu Chiêm Minh phường Nhật Chiêu (nay là Nhật Tân – Tây Hồ – HN). Thái Tử Uy Linh Lang xin vua cha đi tu nhưng không được, Thái tử đành phải tìm đến việc nghiên cứu kinh sách vào những buổi sáng sớm, nên chùa có tên là chùa Tảo Sách, ngoài ra Thái tử còn tham gia đánh giặc Nguyên Mông đem lại nhiều chiến công. Năm 1300, Thái tử mất vua cho xây Đền Nhật Chiêu (Đình Nhật Tân) để mọi người tiện việc thắp hương cúng bái. Thế kỷ 16, Thiền Sư Thông Giác hiệu Thủy Nguyệt vị sư đầu tiên của phái Tào Động, truyền thụ đệ tử trụ trì các chùa quanh Hồ Tây.

Chùa Tảo Sách thuộc phái Tào Động, chùa Thờ Phật. Ngoài thờ Phật, chùa Tảo Sách còn là nơi sinh hoạt của hội Hoa Nghiêm, bao gồm những thiện nam, tín nữ cùng chung thiện tâm đến đây để tu hành[1]. Do chùa Tảo Sách xưa đã từng diễn ra sinh hoạt theo Hội Hoa Nghiêm nên nhân ngày tu tập một ngày hôm nay sẽ có ý thuyết giảng về Kinh Hoa Nghiêm để Phật tử phần nào thâm nhập pháp giới tính, tâm thực của mình.

Đại đức Thích Thanh Viễn – Thích Quảng Hợp – Thích Nhuận Trí đang cùng giảng Kinh Hoa Nghiêm phẩm bồ Tát sơ phát tâm

Đó là lý do để hôm nay giảng khuyến phát Bồ Đề Tâm để tương lai được thành Phật dễ dàng (Hoằng pháp độ sinh).

  1. Kinh Hoa Nghiêm

2.1. Giáo pháp Phật chia thành 3 tạng (kinh – luật – luận). 

 

Đại phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, được Phật thuyết trong thiền định. Nói tới một thế giới hoa tạng, cảnh giới trang nghiêm sinh động của chư Phật, (cảnh giới bất tư nghì) (Tính Không). Sau 600 năm được Long Thọ xuống Long cung để mang về dạy cho nhân gian. – Trí Khải  sư người Trung Quốc –

Hoa nghiêm tối sơ tam thất nhật (27)

A Hàm thập nhị phương đẳng bát (28)

Nhị thập nhị niên bát nhã đàm (22)

Pháp Hoa Niết Bàn cập bát niên (8)

Giảng Kinh Hoa Nghiêm khó không ai hiểu, sau Phật mới giảng Kinh A Hàm dễ hiểu hơn (thay đổi phương án giáo dục).

  • Kinh gồm 100 ngàn bài kệ thu gọn lại Hoa nghiêm Kim sư tử Kinh, được Vũ Tắc Thiên nữ hoàng đế duy nhất Trung Quốc đã sử dụng thành công trong việc trị nước an dân. Ở Việt Nam có Trần Nhân Tông thường giảng kinh này.
  • Kinh Hoa Nghiêm gồm 40 quyển, 60 quyển, 80 quyển.

大方廣佛華嚴經

 如是我聞。一時佛在摩竭提國。阿蘭若法菩提場中。始成正覺。其地堅固。金剛 所成。上妙寶輪。及眾寶華。清淨摩尼。以為嚴飾。諸色相海。無邊顯現。摩尼為幢 。常放光明。恒出妙音。眾寶羅網。妙香華纓。周匝垂布。摩尼寶王。變現自在。雨 無盡寶及眾妙華。分散於地。寶樹行列。枝葉光茂。佛神力故。令此道場一切莊嚴於 中影現。其菩提樹高顯殊特。金剛為身。瑠璃為幹。眾雜妙寶以為枝條。寶葉扶踈垂 蔭如雲。寶華雜色。分枝布影。復以摩尼而為其果。含輝發焰。與華間列。其樹周圓 。咸放光明。於光明中雨摩尼寶。摩尼寶內。有諸菩薩。其眾如雲。俱時出現。又以 如來威神力故。其菩提樹。恒出妙音。說種種法。無有盡極。如來所處宮殿樓閣。廣 博嚴麗。充遍十方。眾色摩尼之所集成。種種寶華以為莊校。諸莊嚴具。流光如雲[2]

Đại pương quảng Phật hoa nghiêm Kinh

(Như vậy tôi nghe, một lúc Phật ở nước Ma-Kiệt-Đề, trong đạo-tràng bồ-đề, ban đầu thành Vô-thượng Chánh-giác. Nơi đó đất cứng chắc, bằng Kim-Cang(cương). Có các luân-báu, hoa báu, châu ma-ni thanh-tịnh, dùng trang nghiêm. Các c hâu ma-ni sắc-tướng hải làm tràng, thường phóng quang minh, luôn vang ra tiếng vi diệu. Các mành lưới-báu, chuỗi-hoa hương thơm, bủa giăng rủ bốn phía. Châu ma-ni bảo-vương biến-hiện tự-tại, mưa vô-tận châu-bảo và những hoa đẹp rải khắp mặt đất. Cây báu giăng hàng, nhánh lá sum-sê sáng-rỡ.

Do thần lực của Phật làm cho đạo-tràng này ảnh-hiện tất cả sự trang-nghiêm.
 Cây bồ-đề cao lớn lạ thường : thân bằng Kim-Cang (cương)   và Lưu-Ly, cành cây bằng nhiều chất bảo tốt đẹp, lá báu giăng che như mây, hoa báu nhiều màu đơm sáng các nhánh, trái bồ-đề bằng châu ma-ni chiếu sáng, như lửa ngọn xen lẫn trong hoa.
          Quanh cây bồ đề đều phóng quang-minh, trong quang-minh rưới ma-ni-bảo, trong ma-ni-bảo có các BồTát xuất hiện, đông nhiều như mây. Trong cây Bồ Đề đó thuyết ra nhiều thứ pháp, không có hạn lượng, như các lầu gác cung điện để cho Như Lai thuyết pháp, tạo thành từ các thứ báu, trang nghiêm, như dòng hào quang nhiều như mây).

Trên đây là đoạn Kinh Hoa Nghiêm bằng chữ Hán cổ xưa, phần đầu kinh nói ra lục chủng thành tựu để chứng minh Kinh này chính là Phật thuyết chứ không phải ngoại đạo thuyết. Để đem lại uy tín của một người đã hiểu biết, ai ai cũng có thể tin và hành theo. Lục chủng thành tựu gồm: Văn: Chính ngài A Nan nghe Phật thuyết Kinh Hoa Nghiêm;  Tín: Tin như thực Phật thuyết; Thời: Nhất thời; xứ: tại Ma Kệt Đề (Đà); chủ: Thích Ca Ca thuyết pháp; chúng: Các bồ tát, bát bộ, chúng sinh các cõi.

Tư tưởng Kinh Hoa Nghiêm trên lập trường triết lý “ Nhất thiết tức nhất, nhất tức nhất thiết (cái chung và cái riêng của Mác – Lenin) hay lý duyên sinh, duyên khởi, bản thể vốn Không hay Tính Không.

  • Để hiểu kinh hoa Nghiêm ứng dụng kinh có ý nghĩa trong cuộc sống ta cần : “Tìm hiểu Bồ tát sơ phát tâm trong Kinh Hoa Nghiêm”
  •      
  • Hình ảnh: Đạo Tràng Linh Sơn Phật tử chùa Tảo Sách – Nhật Tân – Tây Hồ Hà Nội đang nghe giảng pháp về Kinh Hoa Nghiêm

– Đại ý phẩm này nói về công đức của Bồ Tát sơ phát tâm. Phát tâm thế nào? Được bao nhiêu công đức?

Thiên Đế Thích bạch PhápTuệ Bồ Tát rằng:

Thưa Phật tử, Bồ-Tát sơ phát bồ đề tâm được bao nhiêu công-đức ?
          Pháp Tuệ BồTát nói : Nghĩa đó rất sâu, khó nói, khó biết, khó phân-biệt, khó tin hiểu, khó chứng, khó làm, khó thông-đạt, khó tư-duy, khó đạt-lượng, khó thu nhập.

Ví như: Có người phát tâm cúng dường các chúng sinh ở mười phương, song dậy hiểu, tu chứng Tâm Vô lượng. Công đức có nhiều không?

Tứ Vô lượng Tâm: Từ- Bi – Hỷ – Xả. Phật tử cần sống bằng tâm từ bi, hỷ, xả, chính niệm không chấ vào giáo pháp. Phật tử hiểu được Tứ Không: Không vô biên – thức vô biên- vô sở hữu – Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Thọ trì ngũ giới thanh tịnh: Sát sinh – Trộm cắp – Tà Dâm – Vọng ngữ (nói dối), Ẩm tửu (dùng chất kích thích).

Thập thiện nghiệp: là mười nghiệp lành không gây hại mà còn làm lợi ích cho chúng sinh. Đó là: Không Sát – Đạo – dâm – Vọng – Lưỡng thiệt – ác khẩu – ỷ ngữ (ko đúng), tham – sân – si.

– Thiên Đế Thích thưa : “Công đức của người này chỉ có Phật là biết được thôi.’
 Vì những điều trên đây mà Bồ Tát phát tâm vô thượng bồ đề thì công đức rất vô cùng lớn lao. Bởi vậy cho dù Bồ Tát cho tới chúng sinh nào biết khởi sơ tâm Bồ Đề đều được lợi ích công đức vô cùng tận cả.

2.3. Ý nghĩa Bồ tát sơ phát tâm

– Muốn biết rõ các pháp, các phiền não của chúng sinh, độ tất cả chúng sinh đều được giác ngộ, rõ tính lý sự, sự lý viên dung của mọi pháp, vạn pháp do nhân duyên hòa hợp tụ mà tán, bản chất vốn Tính Không, thanh tịnh. Là Phật tử dù là Phật tại gia cũng như xuất gia, nhà học giả, việc nghiên cứu vấn đề gì cũng đều phải có phương pháp, dụng công tìm hiểu, nghiên cứu đủ điều kiện thì vấn đề đó mới rõ ràng như thực có của nó, nhằm ứng dụng phục vụ cho xã hội và nhân sinh được lợi ích. Chúng sinh do lòng cả thèm chóng chán, tâm cầu đạo chưa kiên cố nên Phật, Bồ Tát mới phải dùng phương tiện để hướng cho chúng sinh dễ giác ngộ giải thoát mà thôi. Kinh Hoa Nghiêm rất quý giá, được ví như vua của các kinh, nên lời  ý nào trong kinh cũng đều là vàng cả. Tuy nhiên nhiều người hay thích một số bài kệ trên để thuộc và ứng dụng vào cuộc sống trên lập trường tư tưởng pháp giới duyên sinh vô ngã, phát tâm Bồ Đề, tinh tiến tu hành đạt kết quả cao. Hai bài kệ quan trọng của kinh Hoa Nghiêm được Hòa thượng Thích Duy Lực dịch:

Nếu người muốn biết rõ

Tất cả Phật tam thế

Phải quán tính Pháp giới

Tất cả do tâm tạo.

Nếu người muốn biết cảnh giới Phật

Ý căn thanh tịnh như hư không

Xa lìa vọng tưởng và chấp thủ

Khiến tâm khắp nơi đều vô ngại

   

 Ví như là Phật tử tại gia nhưng tu theo tinh thần Kinh Hoa Nghiêm, thường phát tâm công đức chấp tác việc chùa chiền, tụng kinh, niệm Phật, dọn dẹp bao sái, làm vườn, đều nhất tâm vô tư, vô ngã, luôn quán chiếu thấy mọi sự vật theo một thể thống nhất qua sự liên hệ, vừa công đức, vừa phát tâm Bồ Đề học tu đạo hiểu, hướng dẫn cho người khác hiểu về Phật pháp, thì công đức người hướng dẫn đó rất lớn, người được nghe học theo công đức cũng rất vô lượng. Ví như học kinh Hoa Nghiêm ứng dụng vào việc làm vườn lại ra thơ Làm Vườn cũng là tu trí và tu từ bi như sau: 

Quyết tâm chẳng để vườn không

Hoa, rau, cây, trái, vun trồng hăng say

Mong sao sẽ có một ngày

Quả ngon trái ngọt tròn đầy hạnh tu

Bình minh nắng dẹp mây mù

Tĩnh tâm, trí sáng đường tu rạng ngời

Hưng Sơn, 10/07/2017

Thơ Người Làm Vườn

 

 

Hình ảnh làm vườn chùa Hưng Sơn TP Bắc Ninh

 

III. KẾT LUẬN
Bồ Tát sơ phát tâm Trong Kinh Hoa Nghiêm mà Phật giảng mục đích giúp cho chúng ta hiểu pháp, sự cầu pháp vô thượng Bồ Đề là quan trọng, việc cứu độ chúng sinh hết khổ là quan trọng, nên Bồ Tát cũng như chúng sinh cần phải nên tinh tấn, quyết chí tu hành để hiểu rõ các pháp, hiểu các căn cơ của chúng sinh mà khéo phương tiện, khế lý khế cơ giúp tu hướng tới giác ngộ, giải thoát sinh tử. Từ đó thấy được công đức phát tâm rất lớn, không có bờ mé. Bởi thế nên nói có thực chứng mới vực được đạo tồn tại và thịnh hành.

Nên Đức Phật có dạy:

                                      “Muốn thấy thập phương tất cả Phật

                                        Muốn ban vô lượng công đức tạng

                                        Muốn diệt chúng sinh tất cả khổ

                                        Phải nên mau phát Bồ Đề Tâm.”

Hình ảnh: Đạo Tràng Linh Sơn Phật tử chùa Tảo Sách – Nhật Tân – Tây Hồ Hà Nội đang niệm thực, điểm tâm trên tinh thần Kinh Hoa Nghiêm

Hình ảnh: Đạo Tràng Linh Sơn Phật tử chùa Tảo Sách – Nhật Tân – Tây Hồ Hà Nội đang nghe giảng pháp về Kinh Hoa Nghiêm

[1] http://www.vietnamtourism.com/index.php/tourism/items/2842

[2] http://buddhism.lib.ntu.edu.tw/BDLM/sutra/chi_pdf/sutra5/T10n0279.pdf;

Bài: Đại đức Thích Quảng Hợp; Đăng: Phúc Trí; Ảnh: Phật tử Nga chúng trưởng Đạo Tràng Linh Sơn

Bài viết khác